CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài sản công
1 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài sản công / Nguyễn Tân Thịnh, Nguyễn Quỳnh Nga // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 6-10 .- 332
Tài sản công là cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, đồng thời là nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, công tác quản lý tài sản công đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với việc khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế (trong đó có nguồn lực tài sản công) theo yêu cầu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị.
2 Đẩy mạnh sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất / Hoàng Thị Thu Lan // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 11-13 .- 332
Tài sản công nhà, đất là cơ sở vật chất quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau (thay đổi quy hoạch, thay đổi về tổ chức bộ máy, mô hình hoạt động, biên chế được giao…), nhu cầu sử dụng nhà, đất có sự biến động, đòi hỏi phải được rà soát, sắp xếp lại nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả nguồn lực này. Bài viết này đánh giá thực trạng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất từ năm 2007 đến nay, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trong thời gian tới.
3 Đổi mới cơ chế quản lý tài sản công, thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ / Nguyễn Thị Hà Giang // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 18-21 .- 332
Việc quản lý, xử lý tài sản hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thời gian vừa qua đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm và ngày càng chặt chẽ, dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này còn có sự lúng túng, tiến độ chậm, hiệu quả chưa cao, phát sinh vướng mắc, bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ chế quản lý tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của loại tài sản mang nhiều yếu tố đặc thù này. Vì vậy, đổi mới cơ chế quản lý tài sản công để thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ là đòi hỏi bức thiết.
4 Hoàn thiện chính sách quản lý tài sản công tại các thiết chế văn hóa, thể thao / Trần Nguyễn Thiện // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 22-33 .- 332
Theo cách hiểu chung nhất, thiết chế văn hóa, thể thao là một tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao do Nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, thể thao của người dân. Tổ chức này cần hội đủ các yếu tố: cơ sở vật chất - trang thiết bị - kinh phí; bộ máy tổ chức - nhân sự và quy chế - nội dung hoạt động. Tài sản công tại các thiết chế văn hóa, thể thao (cơ sở vật chất) là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của các thiết chế văn hóa, thể thao. Do vậy, việc hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng tài sản công sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao.
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghệ An / Phạm Thị Thúy Hằng // .- 2024 .- Số 324 - Tháng 06 .- Tr. 70-77 .- 658
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xử lý số liệu thông qua công cụ phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 22. Kết quả chỉ ra rằng có 4 nhân tố tác động trực tiếp cùng chiều với hiệu quản lý, sử dụng tài sản công, bao gồm: (i) Cơ chế chính sách và quy trình quản lý, (ii) Năng lực đội ngũ cán bộ, (iii) Đối tượng quản lý, sử dụng tài sản công, và (iv) Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản công. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số đề xuất được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghệ An.
6 Trao đổi về kế toán các hình thức sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết / Đào Thị Thúy Hằng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 148 - 150 .- 657
Bài viết trao đổi về các vấn đề liên quan đến kế toán các hình thức sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết để các đơn vị kế toán nắm rõ, chuẩn bị nguồn lực, điều kiện để thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán kể từ năm tài chính 2025.
7 Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập / Ngô Quang Hùng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 84 - 86 .- 332
Nghiên cứu này làm rõ lý luận về tài sản công, thực trạng quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam, từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
8 Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý tài sản công / Nguyễn Tân Thịnh // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 48 - 51 .- 332
Tài sản công là nguồn lực quan trọng, có phạm vi rộng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của mỗi quốc gia. Công tác quản lý, sử dụng tài sản công thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, dần đi vào nề nếp, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, huy động, khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ tài sản công. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 cần triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp.
9 Quản lý tài sản cộng tại các cơ sở giáo dục đại học công lập : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Chu Đức Lam // .- 2024 .- K1 - Số 255 - Tháng 01 .- Tr. 92 - 96 .- 657
Quản lý tài sản công (TSC) tại các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) công lập là hoạt động phối hợp của một tổ chức để nhận toàn bộ giá trị tài sản trong việc cung cấp các mục tiêu cung cấp dịch vụ. Việc cần thiết để quản lý TSC hiệu quả tại các CSGDĐH công lập là xây dựng một hệ thống toàn điện về quản lý TSC bao gồm luật và quy định, hệ thống thông tin tài sản và hàng tồn kho, mua bán, đáng ký tài sản, báo cáo tài chính. Việc quản lý TSC kết hợp các chính sách, thành phần quản lý trong suốt quá trình vòng đời tài sản từ hình thành tài sản đến kết thúc sử dụng tài sản. Quá trình thiết lập TSC tại các CSGDĐH công lập vẫn bắt đầu từ lập lên kế hoạch tài sản công, thiết kế nguồn lực, định hướng sử dụng cho mua sắm, hình thành tài sản đến vận hành, sử dụng, bảo trì và kết thúc tài sản. Bài viết khái quát kinh nghiệm của một số nước về quản lý TSC trong các CSGDĐH công lập hiện nay và một số khuyến nghị cho Việt Nam.
10 Quản lý nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công / Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Ngọc Sơn, Vũ Thị Kim Yến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 29-32 .- 332
Nền kinh tế tăng trưởng đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay, để bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn lực quan trọng này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.