Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đào TùngTóm tắt:
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nguồn lực quốc gia còn hạn chế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) hiệu quả, hiệu lực là một nội dung trọng tâm của công tác THTK, CLP, bởi TSC là nguồn lực vật chất to lớn, trực tiếp phục vụ hoạt động của nhà nước nói riêng và mục tiêu phát triển quốc gia nói chung, đặc biệt là trong kỷ nguyên vươn mình. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 (Luật THTK, CLP 2013) [1] đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và đạt được những kết quả bước đầu [6]. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành, Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Báo cáo này tập trung phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng THTK, CLP trong lĩnh vực TSC, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài sản công
- Đẩy mạnh sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất
- Đổi mới cơ chế quản lý tài sản công, thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Hoàn thiện chính sách quản lý tài sản công tại các thiết chế văn hóa, thể thao
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghệ An