CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Covid-19

  • Duyệt theo:
121 Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động nghiên cứu toàn cầu / Xin Xu // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 23-26 .- 370

Hợp tác và cạnh traanh thế giới vẫn diễn ra trong đại dịch. Cộng đồng nghiên cứu toàn cầu đang thể hiện sự cởi mở, sự kiên cường và tính nhân văn. Tình trạng hạn chế dịch chuyển đang làm tăng thêm những thách thức vừa tạo thêm cơ hội thay đổi với các nhà nghiên cứu. Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, những vấn đề đạo đức và tác động đến nghiên cứu. Suy ngẫm về những thay đổi đang diễn ra giúp chúng ta hình dung xây dựng tương lai nghiên cứu toàn cầu.

122 Đào tạo tiến sĩ hậu Covid không được chú trọng / Tessa DeLaquil, Lizhou Wang // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 7-10 .- 370

Đào tạo tiến sĩ hiện không còn được chú trọng thể hiện qua việc hạn chế hỗ trợ cho các chương trình tiến sĩ và cho nghiên cứu sinh do thiếu nguồn lực vì Covid-19. Việc này có thể đổi hướng dòng chảy nhân tài toàn cầu trong thời gian trước mắt và nhiều khả năng cả về lâu dài.

123 Quốc tế hóa, chuyển đổi số và Covid-19 : góc nhìn của Đức / Dorothea Ruland // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 12-14 .- 378

Số hóa giáo dục Đại học vẫn là một vấn đề nghị sự cấp bách trong một thời gian khá dài và có lý do chính đáng. Giáo dục Đại học sẽ khác hẳn sau đại dịch Covid: thay đổi về kỹ thuật số không đơn thuần chỉ là tiến bộ công nghệ, mà là sự đổi mới về tổ chức và hệ thống điều đó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của giáo dục Đại học và hệ thống giáo dục. Trường Đại học trong tương lai sẽ là trường Đại học quốc tế về mọi mặt, mặt vật lý cũng như ở trên mạng.

124 Tác động của Covid-19 đến giáo dục Đại học nhìn từ quan điểm công bằng / Jamil Salmi // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 4-7 .- 378

Những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng đến mọi quốc gia cả giàu và nghèo, sinh viên từ những nhóm thiểu số phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Ở những quốc gia có Internet chưa phổ biến và băng thông thấp, cơ hội học tập trực tuyến bị hạn chế đáng kể. Các trường Cao đẳng Đại học và ở những quốc gia có thu nhập thấp chật vật triển khai những chương trình đào tạo từ xa có chất lượng do thiếu những học giả có kinh nghiệm và thiếu nguồn lực.

125 “Tương lai học” và giáo dục Đại học trong môi trường hậu Covid-19 / William Locke // .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 7-10 .- 378

Ngay cả trước khi có Covid-19 các nhà tương lai học từng khẳng định rằng một số gián đoạn diễn ra trong giáo dục Đại học kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra những Kịch bản tàn phá đối với các trường Đại học. Những tuyên bố này cho biết về một chính sách ngày càng chiếm ưu thế và những tranh luận của nhà quản lý về như cầu chuyển đổi nhanh chóng và triệt để trong các quy ước học thuật, mô hình kinh doanh và phương thức làm việc.

126 Tác động của đại dịch Covid-19 đến doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản và các giải pháp / Lê Hoàng Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 8(246) .- Tr. 40-49 .- 327

Phân tích những tác động của đại dịch Covid 19 đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa; nêu các giải pháp của Chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ, giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua được những tác động này.

127 Tranh đấu tìm nguồn tài trợ và chống lại bất bình đẳng hậu Covid-19 / Hans de Wit, Philip G. Altbach // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 2-4 .- 301

Đại dịch Covid-19 đã mở ra chiếc hộp Pandora về vai trò giáo dục Đại học trong tương lai. Giáo dục trực tuyến được chấp nhận trong một thời gian ngắn, nhưng cũng cho thấy rõ rằng các cơ sở giáo dục Đại học cũng là một cộng đồng sống gồm giảng viên và sinh viên. Đại dịch đã làm nổi bật tầm quan trọng của sự hợp tác nghiên cứu quốc tế nhưng do kinh tế suy thoái nghiêm trọng, đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục Đại học và nghiên cứu.

128 Liệu có thể sớm đạt được miễn dịch cộng đồng Covid-19 / Lê Thị Lý // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 61-63 .- 610

Phân tích nguyên nhân từ đó đưa ra góc nhìn toàn diện hơn về miễn dịch cộng đồng với Covid-19. Việc phát triển thành công vắc-xin Covid-19 và triển khai tiêm chủng đại trà ở nhiều quốc đã mang lại hy vọng cho thế giới trong việc sớm đẩy lùi được đại dịch này nhờ miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch hiện nay, nhiều nhà khoa học nhận định, ý tưởng đạt miễn dịch cộng đồng Covid-19 khi có đủ số người được tiêm chủng vắc xin là khó có thể xảy ra. Trong khi miễn dịch cộng đồng chưa hình thành, các biến chủng mới xuất hiện liên tục và hiệu quả vắc xin chưa thật sự tối ưu, điều quan trọng là phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp bảo vệ, ngay cả đối với người đã được tiêm chủng.

129 Văn hóa giao tiếp và ứng xử thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 / Vũ Tiến Đức // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 112-119 .- 306

Từ khi xuất hiện Đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, hoạt động giao tiếp và ứng xử giữa người và người không còn diễn ra như các phương thức truyền thông trước đây. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, con người cần có những điều chỉnh tích cực và phù hợp trong văn hóa giao tiếp và ứng xử để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh Covid.

130 Chính sách đầu tư của một số quốc gia trong bối cảnh COVID-19 / Nguyễn Hồng Thu // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 18(579) .- Tr. 41-44 .- 332.1

Bài viết đi sâu vào phân tích các chính sách đầu tư của một số nước trong bối cảnh COVID-19, qua đó rút ra một số hàm ý về chính sách đầu tư.