CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Covid-19
141 Kiểm định vai trò tài sản trú ẩn an toàn của vàng đối với chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19: Tiếp cận bằng DCC-GARCH / Trần Thị Tuấn Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 289 .- Tr. 2-13 .- 658
Bài viết sử dụng dữ liệu về tỷ suất sinh lợi của vàng giao sau, vàng giao ngay và VN-Index thu thập trong giai đoạn từ đầu tháng 1 năm 2019 đến cuối tháng 7 năm 2020 để kiểm tra vai trò tài sản trú ẩn an toàn của vàng đối với chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình DCC-GARCH được áp dụng để thực hiện phân tích theo nghiên cứu của Baur & Lucey (2010). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tài sản vàng luôn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, vai trò tài sản trú ẩn an toàn của thị trường vàng giao sau mạnh mẽ và rõ nét hơn so với thị trường vàng giao ngay. Kết quả nghiên cứu cũng hàm ý rằng việc các nhà đầu tư lựa chọn vàng làm tài sản trú ẩn an toàn là một quyết định hợp lý nhằm xây dựng danh mục đầu tư tối ưu trong bối cảnh diễn biến của dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn có thể kéo dài.
142 Tiêm trộn lẫn vắc xin Covid-19 có an toàn? / Hoàng Yến // .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 50-51 .- 610
Phân tích mức độ an toàn của việc trộn lẫn vắc xin khi tiêm trong thời kỳ đại dịch hoành hành. Đại dịch đã gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tình trạng nguồn cung cấp vắc xin khan hiếm dẫn đến việc thiếu hụt ở nhiều quốc gia; tác dụng phụ hiếm gặp của một số loại vắc xin khiến cho không ít người lo lắng nếu tiếp tục tiêm liều thứ 2 cùng loại; sự xuất hiện của biến chủng mới…Tất cả những lý do này khiến cho ý tưởng tiêm trộn lẫn các loại vắc xin Covid-19 ngày càng được nhiều người quan tâm.
143 Những tín hiệu tích cực sau đại dịch / Quang Nam // Dệt may & Thời trang Việt Nam .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 16-21 .- 658
Đơn hàng dối dào cho 3 tháng cuối năm, biến động lao động không quá lớn là những tín hiệu tích cực cho phục hồi sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp dệt may khu vực Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần có sự thống nhất cơ chế giữa các địa phương giáp ranh để thuận tiện cho người lao động di chuyển.
144 Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022: Mở cửa sớm, phục hồi nhanh / Trần Thị Thu Hà // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 22-25 .- 330
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 chủ yếu mang gam màu trầm nhiều chỉ số vĩ mô bị kéo tụt. Có hơn 90 ngàn danh nghiệp buộc phải rời thị trường, thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 9 tháng hơn 2 tỷ USD, hoạt động du lịch gần như đóng băng hoàn toàn.
145 Điều khiển ảo lựa chọn thích hợp trong bối cảnh Covid-19 / Trương Đình Châu // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 247+248 .- Tr. 20-24 .- 621.3
Trong bối cảnh Covid-19 việc tiếp cận với hiện trường thực tế sản xuất để thực hiện dự án tự động hóa rất hạn chế. Nên cần có bộ điều khiển dễ dàng vận hành và sử dụng, tác giả giới thiệu bô điều khiển ảo, nguyên lý hoạt động, Plcsim Advanced và vận hành ảo, Plcsim Advanced với các thành phần khác.
146 Ngành kiểm toán trong đại dịch Covid-19: Sử dụng phương pháp kiểm toán từ xa / Nguyễn Thị Phương Thảo // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 59-61 .- 657
Đại dịch Covid-19 đang diễn ra, đã có những tác động đáng kể đến hầu hết các lĩnh vực, dẫn việc sử dụng các phương pháp kiểm toán truyền thống (phương pháp kiểm toán tại chỗ) không còn phù hợp. Các công ty kiểm toán và các kiểm toán viên cần sử dụng các phương pháp kiểm toán hiện đại hơn, để vượt qua những thách thức trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, điển hình là phương pháp kiểm toán từ xa. Bài viết phân tích sự cần thiết lợi ích của phương pháp kiểm toán từ xa và việc sử dụng phương pháp này, trong đại dịch Covid-19.
147 Tác động của đại dịch covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam / Lê Nguyễn Quỳnh Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.153 - 155 .- 330
Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn lên chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các cú sốc cung cầu. Nghiên cứu này xem xét tác động của đại dịch covid - 19 kéo dài gây nên sự gián đoạn chuỗi cung ứng của công ty, các ngành công nghiệp ở khắp các quốc gia trên thế giới. Những tác động này có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, tạo nên những thách thức và cơ hội cho Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh, ổn định nền kinh tế thời gian đại dịch diễn ra và trong tương lai.
148 Hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh đại dịch covid-19 / Nguyễn Hữu Nguyên Xuân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.33 - 35 .- 330
Hoạt động xuất nhập khẩu có mối liên hệ khá chặt chẽ với các chỉ số tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam, bài viết đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt xuất khẩu, góp phần cải thiện tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
149 Phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid-19 / Vũ Thị Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.39 - 42 .- 332
Gần hai năm qua, Covid-19 đã lây nhiễm khắp nơi trên thế giới gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội của các quốc gia. mặc dù kinh tế toàn cầu đã phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid - 19, nhưng một số ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế vẫn duy trì phát triển, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm. Bài viết này khái quát tình hình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
150 Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ tài chính số tại Việt Nam / Nguyễn Văn Tâm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.58 - 61 .- 332
Tác động của đại dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu cần tăng cường, thúc đẩy sử dụng các dịch vụ tài chính số, đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống tài chính, đồng thời góp phần đảm bảo sự an toàn cần thiết cho người dân. Bài viết nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ tài chính số hiện nay; nhận diện những rủi ro, thách thức của loại hình dịch vụ tài chính số này và nêu ra giải pháp, thúc đẩy phát triển dịch vụ tài chính số trong trạng thái bình thường mới.