CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: COVID - 19

  • Duyệt theo:
31 Chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch covid 19 / Võ Hồng Hạnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 756 .- Tr. 55 - 57 .- 657

Bài viết trình bày và xác định những chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch covid 19.

32 “Thiên nga đen” – Covid-19 và cơ chế điều chỉnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam / Đỗ Giang Nam, Trần Quang Cường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 13 (437) .- Tr. 21-32 .- 340

Từ góc độ pháp luật hợp đồng, sự xuất hiện của Covid-19 có thể được coi là một sự kiện bất ngờ tác động mạnh mẽ đến quan hệ hợp đồng của các bên. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích nội dung, ý nghĩa pháp lý của sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản; và khả năng áp dụng các chế định này trong xử lý các tranh chấp hợp đồng chịu tác động của đại dịch Covid 19.

33 Những ứng dụng tiềm năng của công nghệ sinh học thực vật trong đối phó với SARS-CoV-2 / Chu Đức Hà, Phạm Công Tuyên Ánh, Lê Thị Ngọc Quỳnh, Phạm Phương Thu, Nguyễn Quốc Trung, Lê Thị Hiên, Lê Huy Hàm // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.57-60 .- 610

Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực phát triển những sản phẩm thuốc thử chẩn đoán, vắc xin và thuốc kháng virus nhằm bảo vệ tính mạng con người cũng như làm chậm sự lây lan của đại dịch COVID-19 gây ra bởi virus SARS-CoV-2. Một phần của nỗ lực quốc tế đó được tập trung trên đối tượng thực vật, các nghiên cứu này đã góp phần cung cấp kháng nguyên protein, kháng thể cho sản phẩm kít chẩn đoán cũng như hệ thống sản xuất, từ đó có thể mở rộng quy mô để cung ứng khẩn cấp vắc xin và thuốc kháng virus. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của công nghệ sinh học thực vật trong đối phó với đại dịch COVID-19.

34 Kinh nghiệm quốc tế về ứng phó với đại dịch Covid - 19 trong ngành du lịch tàu biển và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Sâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.4 - 6 .- 910

Các đợt bùng phát Covid - 19 đã được báo cáo trên các tàu du lịch bắt đầu từ tháng 2 năm 2020 đưa ra những thách thức mới cho ngành du lịch biển. Khi đại dịch phát triển, chính phủ các nước và ngành công nghiệp du lịch trên toàn thế giới bao gồm các công ty du lịch tàu biển đã phát triển các kế hoạch ứng phó. Bài báo nghiên cứu 2 tình huống tàu thủy du lịch của Mỹ và Nhật Bản nhằm cung cấp tổng quát cao về phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ và Nhật đối với đại dịch Covid - 19 cũng như đưa ra một số bình luận ngắn gọn về các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho lĩnh vực tàu du lịch của Việt Nam trong tương lai.

35 Kế toán, kiểm toán trong cuộc chiến chống tham nhũng giữa đại dịch Covid 19 / Phan Văn Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 210 .- Tr.2 - 4 .- 657

Đại dịch Covid 19 đã diễn ra hơn 1 năm, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường. Tất cả các Chính phủ đang rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng này và nhu cầu hành động nhanh chóng đã đặt ra những thách thức cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các chính phủ sẽ sớm phải đối mặt với những thách thức không thể tránh khỏi xung quanh vấn đề tài chính khu vực công trong và sau cuộc khủng hoảng. Các chính phủ rất cần chi tiêu nhiều hơn để cứu mạng sống và cứu sinh kế cho nhân dân, nhưng khi chi tiêu cần đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Chính phủ, hạn chế tối đa những gian lận.

36 Chuyển đổi để nâng cao khả năng phục hồi của doanh nghiệp du lịch sau đại dịch / Lê Thị Bích Hạnh, Phạm Trương Hoàng // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 03 .- Tr. 11 - 13 .- 910

Đại dịch COVID 19 đã và đang gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Tuy nhiên những tổn thất và thiệt hại do VOVID-19 gây ra vẫn rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển vẫn là mối trăn trở đối với các doanh nghiệm trong giai đoạn hiện nay.

37 Đánh giá tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp du lịch dịch vụ Đà Nẵng / Võ Hữu Hòa, Bùi Kim Luận, Trần Nhật Nam // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 03 .- Tr. 14 - 16 .- 910

Du lịch và các lĩnh vực liên quan là đối tượng chịu tác động sâu sắc nhất trong đại dịch COVID-19. Tại thành phố Đà Nẵng, hầu hết các chỉ tiêu được đưa vào khảo sát đánh giá đều cho thấy cụ thể những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên các doanh nghiệp du lịch dịch vụ. Nghiên cứu cũng phần nào cho thấy những biện pháp ứng phó của các doanh nghiệp trong nổ lực tái cấu trúc và quản trị nhằm duy trì hoạt động và công tác chuẩn bị cho quá trình phục hồi thời gian tới.

38 Tác động của Covid 19 đến hệ thống thương mại đa phương dưới góc nhìn của các quốc gia đang phát triển và Việt Nam / Đào Gia Phúc // Luật học .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 30 - 44 .- 340

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau 25 năm hình thành và phát triển, bên cạnh những thành tựu được ghi nhận, đang đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu thế kỉ XXI. Tình hình còn trầm trọng hơn khi đại dịch COVID 19 xuất hiện vào cuối năm 2019 gây ra những vấn đề toàn cầu cả về nhân đạo, y tế và thương mại. Với việc nhìn nhận sự thông suốt trong thương mại quốc tế đóng vai trò cốt lõi nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, điều này đặt ra vấn đề liệu tổ chức thương mại đa phương như WTO có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì toàn cầu hóa kinh tế, giảm thiểu thiệt hại và đặt nền tảng cho sự hồi phục kinh tế thế giới bền vững trong tương lai.

39 Kinh tế-xã hội VN năm 2020, hướng tới kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2021 và những năm 2021-2025 / // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 3-6 .- 330

Bước vào năm 2020, kinh tế-văn hóa VN chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19. Nhiều chỉ tiêu kinh tế suy giảm. Dịch Covid còn diễn biến khó lường. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần có đối sách thích ứng. Nội dung của bài viết này ngoài ý kiến tham vấn còn góp thêm các chính sách giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội VN trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới theo chiều sâu.

40 Tác động của dịch Covid đến hệ thống thương mại đa phương dưới góc nhìn của các quốc gia đang phát triển và Việt Nam / Đào Gia Phúc // Luật học .- 2020 .- Số 10 .- Tr.30 - 44 .- 340

Tổ chức Thương mại thế giới sau 25 năm hình thành và phát triển, bên cạnh những thành tựu được ghi nhận, đang đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu thế kỉ XXI. Tình trạng còn trầm trọng hơn khi đại dịch Covid 19 xuất hiện vào cuối năm 2019 gây ra những vấn đề toàn cầu cả về nhân đạo, y tế và thương mại. Với việc nhìn nhận sự thông suốt trong thương mại quốc tế đóng vai trò cốt lõi nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, điều này đặt ra vấn đề liệu tổ chức thương mịa đa phương như WTO có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì toàn cầu hoá kinh tế, giảm thiểu thiệt hại và đặt nền tảng cho sự hồi phục kinh tế thế giới bền vững trong tương lai? Bài viết phân tích vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO trong việc dẫn dắt và hỗ trợ các quốc gia vượt qua những cuộc khủng hoảng toàn cầu, khắc phục thiệt hại gây ra bởi địa dịch Covid cho nền kinh tế thế giới; phân tích đánh giá về các chính ssachs thương mại ứng phó với đại dịch của các quốc gia đang phát triển và Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.