CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: COVID - 19
1 Tác động từ đại dịch covid-19 đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Thừa Thiên Huế / Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- .- 332.01
Bài viết nghiên cứu tác động của COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã đề xuất sử dụng kết hợp 2 phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và phân tích bao dữ liệu (DEA) làm cơ sở để lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra với 5 biến được xác định là: Mức độ trang bị kỹ thuật/lao động, Chi nhân viên bình quân (đóng vai trò đầu vào), Thị phần tín dụng, % tăng lợi nhuận, % giảm tỷ lệ nợ xấu (đóng vai trò đầu ra). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kết hợp sử dụng chỉ số Malmquist để đo lường thay đổi hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2017-2022, giai đoạn trước và trong đại dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đại dịch này đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
2 Chức năng thể chất của người bệnh Covid-19 sau giai đoạn cấp tính / Vũ Quốc Đạt, Tạ Thị Diệu Ngân, Bá Đình Thắng, Nguyễn Quang Huy // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 224-231 .- 610
COVID-19 hiện là một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu. Người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính cho thấy vẫn có những triệu chứng kéo dài và dai dẳng. Vì thế, nghiên cứu về chức năng thể chất ở người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính là cần thiết. Nghiên cứu nhằm khảo sát các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng tới người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 549 người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính đến khám tại Phòng khám Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/2022.
3 Sự hài lòng của nhân viên kế toán và hiệu quả công việc trong môi trường làm việc tại nhà: nghiên cứu trong bối cảnh đại dịch covid - 19 / Ths. Phạm Thị Phương Thuý, PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 235 .- Tr. 49-56 .- 658
Kết quả phân tích PLS cho thấy sự hài lòng của nhân viên kế toán có tác động tích cực đến hiệu quả công việc, môi trường làm việc cũng tác động đến hiệu quả công việc và áp lực công việc là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc của nhân viên kế toán khi họ làm việc tại nhà. Các kết quả nghiên cứu đã gợi ý một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả công việc cho nhân viên kế toán trong mô trường làm việc tại nhà.
4 Pháp luật về quyền hạn khẩn cấp ở một số quốc gia trên thế giới – Từ thực tiễn ứng phó đại dịch Covid – 19 và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thiện Trí // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 106 – 114 .- 340
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá pháp luật về quyền hạn khẩn cấp ở một số nước trên thế giới từ thực tiễn ứng phó Covid-19, đồng thời có những kiến nghị gợi mở cho vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền hạn khẩn cấp ở Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực quốc gia trong ứng phó với các tình trạng đặc biệt.
5 COVID-19: Bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động: Quan điểm pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam / Nguyễn Bình An // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 35 – 46 .- 340
Bài viết này nghiên cứu các quan điểm pháp lý của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam về việc bị nhiễm Covid -19, và khái quát về bệnh nghề nghiệp, điều kiện, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, từ đó đề xuất những gợi ý hoàn thiện pháp luật.
6 Mô hình chứng nhận y tế chung tại Liên minh Châu Âu trong bối cảnh dịch Covid-19 và một số vấn đề đặt ra đối với ASEAN / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 115-127 .- 340
Tại Liên minh châu Âu, các quốc gia thành viên đã thống nhất triển khai hệ thống xác nhận y tế chung với tên gọi là Chứng nhận Covid kĩ thuật số nhằm tạo điều kiện cho công dân Liên minh châu Âu và các thành viên gia đình của họ thực hiện quyền tự do đi lại khi có căn cứ chứng minh rằng họ đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lí về Chứng nhận Covid kĩ thuật số của Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra những lưu ý đối với ASEAN nếu triển khai hệ thống chứng nhận y tế này.
7 Ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 đến mối quan hệ giữa các đặc tính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam / Huỳnh Thị Thùy Dương // .- 2022 .- Số 03(52) .- Tr. 150-157 .- 658
Nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 lên mối quan giữa các đặc tính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam để rút ra bài học và khuyến nghị cho các doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành bán lẻ trong thời gian có Đại dịch Covid.
8 Điều trị bệnh Crohn ở trẻ em bằng adalimimab sau nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 : báo cáo một trường hợp / Hà Văn Thiệu, Dương Châu Giang, Lê Thị Minh Hồng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 11-14 .- 610
Báo cáo trường hợp bệnh nhi mắc bệnh Crohn được điều trị thành công bằng adalimimab sau khi mắc Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 là một bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đại dịch Covid-19 (SARS-CoV-2) gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, có thể dẫn đến phản ứng viêm nghiêm trọng hoặc cơn bão cytokine. Rối loạn chức năng miễn dịch trong bệnh Crohn không được điều trị có thể gia tăng nguy cơ gây phản ứng viêm nghiêm trọng với Covid-19. Liệu pháp adalimimab có thể điều trị hiệu quả cả bệnh Crohn và hội chứng viêm da cơ quan ở trẻ em có liên quan tạm thời với Covid-19. Tuy nhiên, kế hoạch quản lý và theo dõi bệnh nhân cần được sự đồng thuận hơn nữa vì vẫn phụ thuộc nhiều vào điều trị steroid, adalimimab và các loại thuốc khác.
9 Đặc điểm di truyền của bệnh nhân Covid-19 : tình hình nghiên cứu, triển vọng và thách thức trong điều trị Covid-19 / Vũ Phương Nhung, Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Đăng Tôn, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Quang Thạch, Nông Văn Hải, Nguyễn Hải Hà // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 40-50 .- 610
Trình bày đặc điểm di truyền của bệnh nhân Covid-19. Sự xuất hiện của virus viêm đường hô hâps cấp SARS-CoV-2 đã dẫn đến đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, bệnh nền của bệnh nhân có liên quan đến tình trạng bệnh Covid-19 tiến triển nặng. Ngoài ra, hàng loại nghiên cứu bệnh/chứng, mô phỏng, doking, dự đoán in silico cũng như đánh giá tương quan toàn hệ gen đã được thực hiện trên nhiều quần thể người khác nhau gần đây đã đạt được một số kết quả quan trọng. Trong đó, các nhóm gen được báo cáo nhiều nhất nằm trong các con đường nhiễm của SARS-CoV-2, phản ứng miễn dịch của cơ thể chủ và gen quy định nhóm máu. Các biến thể di truyền hoặc locus gen có thể đóng vai trò bảo vệ cơ thể, tăng tính mẫn cảm hoặc có liên quan đến tình trạng bệnh nặng hay tử vong đã được phân tích chi tiết. Mặc dù các kết quả tổng hợp đều được rút ra thông qua các phân tích thống kê, mô phỏng, nhưng đây là những thông tin khởi đầu rất có ý nghĩa cho những nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của Covid-19 và y học cá thể hóa trong tương lai.
10 “Cơn bão cytokine” – sát thủ ở bệnh nhân Covid-19 / Nguyễn Trọng Phước, Trần Thị Thúy Hạnh, Uông Ngọc Nguyên, Nguyễn Thị Trang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 60-62 .- 610
Trình bày “Cơn bão cytokine” – sát thủ ở bệnh nhân Covid-19. Cơn bão cytokine là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nặng và diễn biến bệnh trở nên xấu đi ở bệnh nhân Covid-19. Đây là một hội chứng bao gồm các rối loạn về điều hòa miễn dịch, được đặt trưng bởi hiện tượng đáp ứng viêm toàn thân một cách quá mức, gây ra các rối loạn chức năng đa cơ quan, có thể dẫn tới suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đầy đủ, kịp thời. Kiểm soát cơn bão cytokine hiện tại là phương pháp điều trị chính nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tỷ lệ bệnh nặng và tử vong ở những bệnh nhân Covid-19.