CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: COVID - 19

  • Duyệt theo:
21 “Giúp tôi!” : kết nối chuyên gia, vượt qua Covid-19 / Vũ Hưng // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 54-55 .- 004

“Giúp tôi!” (http://giuptoi.vn) là một dự án cộng đồng với mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thuộc Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia. Ứng dụng có thể tải trên 2 nền tảng: Android và IOS. Sau khi tải ứng dụng, mỗi khi cần tư vấn trực tiếp từ các y, bác sĩ hay các chuyên gia, người bệnh hoặc gia đình chỉ cần bấm nút để được kết nối từ thời và nhận sự trợ giúp thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi video. Dự án được thành lập từ tâm huyết của những chuyên gia công nghệ nhằm mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Từ khi khởi xướng, dự án nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các bộ/ban, ngành cùng hơn 150 tình nguyện viên từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

22 Tiềm năng ứng dụng dược liệu tự nhiên trong phòng ngừa và điều trị virus SARS-CoV-2 / Phí Thị Cẩm Miện, Nguyễn Quốc Hưng, Trần Bá Trung, Nguyễn Đức Bách, Nguyễn Thị Lan // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 60-64 .- 610

Phân tích tiềm năng ứng dụng dược liệu tự nhiên trong phòng ngừa và điều trị virus SARS-CoV-2. Các loài thảo dược như đông trùng hạ thảo, xuyên tâm liên, thanh hao hoa vàng và những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng (tảo xoắn) đang là những ứng cử viên tiềm năng cho việc phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan và nhân lên của virus SARS-CoV-2. Việc nghiên cứu phát triển các bài thuốc y học cổ truyền, sử dụng các nguồn thảo dược bản địa, tạo ra các bài thuốc có giá trị, có tác dụng phòng ngừa và điều trị Covid-19, nhằm góp phần rút ngắn thời gian đẩy lùi dịch bệnh trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng là cần thiết.

23 Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới / Bùi Thị Thu Lan // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 31-33 .- 327

Trình bày lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới, với mục tiêu tăng cường hoạt động nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo tại khu vực ASEAN để biến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới. Cùng với tác động của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng từ sự cạnh tranh chiến lược của các quốc gia phát triển đã khiến cho cơ chế, chính sách của các quốc gia cũng như các khu vực cần có sự điều chỉnh, đặc biệt với khu vực ASEAN. Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 vì vậy trở thành ưu tiên thực hiện của các quốc gia thành viên ASEAN sau đại dịch COVID-19.

24 Tổng hợp hệ vật liệu nanocomposite kháng virus SARS-CoV-2 / Lê Tiến Khoa // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 61-64 .- 610

Cho thấy tiềm năng ứng dụng của hệ thống nanocomposite trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 lây lan. Trong thời gian qua, nhiều loại vaccin cũng như thuốc đặc trị đã được phát triển nhằm ngăn chặn sự lây lan trên phạm vi toàn cầu của đại dịch COVID-19. Bên cạnh những sản phẩm dược liệu truyền thống, nhiều nhà khoa học cho rằng vật liệu nano kim loại có thể đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp ngăn ngừa và điều trị. Hệ vật liệu nanocomposite TPN1 dựa trên sự kết hợp của ba loại vật liệu nano: nano bạc, nano ZnO và nano vàng nhằm khắc chế hiệu quả virut SARS-CoV-2, qua đó hứa hẹn có thể ứng dụng trong nhiều giải pháp mới chống COVID-19.

25 Nghề kế toán giữa đại dịch Covid -19 / Đào Thị Thanh, Trần Phương Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 598 .- Tr. 28 - 30 .- 657

Sau gần năm kể từ khi bùng phát dịch bệnh covid 19 đến nay, mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trên toàn thế giới bị tác động tiêu cực. Đại dịch covid 19 đã ảnh hưởng đến hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp như: không trực tiếp làm việc tại doanh nghiệp, những chính sách mới được chính phủ đưa ra và được yêu cầu thực hiện, giảm thu nhập và thậm chí bị mất việc làm. Những thực tế này khiến cho những người làm kế toán cần phải thích nghi với những thực tế này và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung.

26 Vắc xin mRNA : cuộc cách mạng mới chỉ bắt đầu / Trần Trung Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 44-46 .- 610

Phân tích vắc xin mRNA trong thời kỳ đại dịch Covid-19, sự ra đời của nhiều loại vắc xin làm thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là vắc xin mRNA – công nghệ hiện đang được các nhà khoa học đánh giá là tạo nên cuộc cách mạng trong nghiên cứu chế tạo vắc xin. Đa số vắc xin chúng ta sử dụng từ trước đến nay vẫn được tạo ra dựa trên các mầm bênh đã được làm suy yếu, giảm độc tính hoặc làm bất hoạt dưới tác động của nhiệt và hóa chất. Trong khi đó cơ chế hoạt động của vắc xin mRNA lại hoàn toàn khác. Thay vì dùng mầm bệnh giảm độc tính hoặc bị xử lý bất hoạt để “huấn luyện” cơ thể ngăn chặn sự lây nhiễm như các loại vắc xin truyền thống, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tử mRNA đã được thay đổi mã di truyền thay vì mầm bệnh. Sau khi được đưa vào cơ thể, các mRNA này sẽ “dạy” hay “hướng dẫn” các tế bào của chúng ta tạo ra một protein hoặc một mảnh protein giống của các tác nhân gây bệnh. Cụ thể đối với vi rút SARS-CoV-2 là các protein dạng “gai”. Khi thấy cơ thể xuất hiện nhiều protein gai lạ, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt nhằm tiêu diệt các protein này. Quá trình đó sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ chúng ta không bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thực sự trong tương lai.

27 Kinh tế thế giới tiếp tục phân kỳ / Vũ Xuân Thanh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 44-45 .- 330

Trong báo cáo cập nhật vể triển vọng kinh tế toàn cầu, Quỹ Tìển tệ quốc tế (IMF) nhận định, tiến trình phục hối kinh tế tiếp tục phân kỳ giữa các nhóm quốc gia, do mức độ tiếp cận vắc xin không đổng đều và m ột số thay đổi về chính sách hỗ trợ tài chính. Trong số này, tiếp cận vắc xin không đồng đều, dần đến tình trạng phân nhánh quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu thành hai khối với tốc độ tăng trường khác nhau: Khối thứ nhất bao gồm các nước phát triển - những quốc gia đang trông chờ vào khả năng cuộc sống sẽ trở lại bình thường vào cuối năm nay; Khối thứ hai bao gồm những quốc gia đang tiếp tục đối mặt với rủi ro lan truyền đại dịch với số ca nhiễm COV1D-I9 và tử vong ngày càng tăng cao.

28 Tổng quan về thuốc kháng virus SARS-CoV-2 trong điều trị COVID-19 / Lê Thị Luyến // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 10(751) .- Tr. 51-54 .- 610

Cung cấp thông tin tổng quan 10 loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2, bao gồm cả những thuốc đã được cấp phéo sử dụng và các thuốc đang nghiên cứu phát triển cho đến thời điểm hiện tại (tháng 8/2021), dựa trên các nghiên cứu đã công bố và các hướng dẫn quốc tế về điều trị COVID-19. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, virus SARS-CoV-2 nhân lên rất sớm trong các bệnh nhân mắc COVID-19. Do đó, thuốc kháng virus đối với các giai đoạn bệnh và biểu hiện bệnh ở các mức độ khác nhau sẽ giúp tối ưu hóa chiến lược điều trị, từ đó giảm thiểu tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19.

29 Giải pháp phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới / Ngô Thị Ngọc Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.18 - 20 .- 330

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7, khóa X ngày 5/8/2008 " Về nông nghiệp, nông thôn, nông thôn", nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã được ghi nhận, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này cũng bộc lộ những "nút thắt" cần được tháo gỡ để thực hiện thành công Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bài viết này sơ lược kết quả việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và đề xuất những giải pháp có tính định hướng cho phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở nước ta thời gian tới.

30 Phát huy vai trò của dự trữ quốc gia trong phòng, chống dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân / Nguyễn Văn Bình // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.5 - 7 .- 332

Dữ trữ quốc gia là nguồn lực vật tư, hàng hoá chiến lược, thiết yếu do Nhà nước tạo lập và quản lý nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh và phục vụ quốc phòng, an ninh. Với vai trò quan trọng đó, trong hơn một năm qua, ngành Dự trữ Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp ( từ hoàn thiện pháp luật đến điều hành sử dụng nguồn lực dự trữ quốc ), góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch covid - 19 và ổn định đời sống nhân dân.