CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biển Đông

  • Duyệt theo:
31 Quan điểm chiến lược và lợi ích kinh tế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay / Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 4 (77) .- Tr. 26 -32 .- 327

Bài viết đưa ra các quan điểm chiến lược về lợi ích kinh tế của Việt Nam trong tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc trên cơ sở phân tích lợi ích kinh tế Việt Nam trong việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên vùng biển này đồng thời so sánh các yếu tố kinh tế giữa hai bên khi xảy ra các tranh chấp trên Biển Đông.

32 Ảnh hưởng của quan hệ hai bờ đến chính sách của Đài Loan trong vấn đề biển Đông giai đoạn 2008 – 2017 / Vũ Quý Sơn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 2 (210) .- Tr.67 – 80 .- 327

Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ hai bờ đến chính sách của Đài Loan trong vấn đề biển Đông. Thông qua góc nhìn của lý thuyết quyền lực bất đối xứng, quan điểm chủ yếu trong bài là quan hệ hai bờ có xu hướng hòa hoãn, xích lại gần nhau thì tính tự chủ của Đài Loan tăng cao, từ đó không lựa chọn chính sách của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông được mở rộng. Ngược lại, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ở vào trạng thái căng cẳng, thì tính tự chủ của Đài Loan sẽ bị suy giảm, từ đó sẽ khiến không gian lựa chọn chính sách của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông sẽ thu hẹp hơn.

33 Asean và biển Đông trong 10 năm qua: Thay đổi về nhận thức và chính sách / Nguyễn Hùng Sơn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 4 (155 ) .- Tr.47 – 66 .- 327

Đánh giá quá trình phát triển của “ vấn đề biển Đông” trong 10 năm qua và những thay đổi trong cách hiểu, nhận thức và vai trò của Asean trong vấn đề biển Đông.

34 Biển Đông – Bàn đạp hay lực cản đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc / Vũ Duy Thành // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 4 (155 ) .- Tr. 77- 94 .- 327

Tầm quan trọng của Biển Đông nói chung và đối với Trung Quốc nói riêng là không cần bàn cãi. Nhưng liệu Trung Quốc có nhất thiết phải độc chiếm Biển Đông thì mới thực hiện được mục tiêu chiến lược đó? Và liệu cục diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới trong thế kỷ XXI cho phép Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà” hay không? Bài viết sẽ phân tích rõ vấn đề này.