CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biển Đông
21 Cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean Biển Đông / Đinh Thị Thu // .- 2020 .- Số 7(227) .- Tr. 39-47 .- 327
Tập trung là rõ 2 nội dung: Các cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean trên Biển Đông hiện nay. Đánh giá mục tiên của Trung Quốc cũng như những thuận lợi và khó khăn trong các cơ chế hợp tác nêu trên.
22 Biển Đông trong quá trình thay đổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc / Đinh Thị Thu // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 67-86 .- 327
Phân tích, làm rõ nguyên nhân và quá trình Biển Đông trở thành lợi ích cốt lõi của Trung Quốc qua việc phân tích sự thay đổi nội hàm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tiến trình và nguyên nhân Biển Đông trở thành lợi ích cốt lõi, đồng thời đưa ra một số dự đoán về quan hệ Trung Quốc và Biển Đông cũng như khả năng mở rộng các lợi ích cốt lõi trong tương lai.
23 Kế hoạch khai thác băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc: thuận lợi và thách thức / Hoàng Thị Lan // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 87-112 .- 327
Nghiên cứu lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông; cho đến thực trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới trên Biển Đông. Đồng thời đánh giá triển vọng đạt mục tiêu khai thác băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc trong tương lai cũng như những tác động và hệ lụy của hoạt động này đến cục diện Biển Đông.
24 Sự hiện diện của EU ở Biển Đông – hiện trạng và triển vọng / Phạm Thị Yên // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 6(237) .- Tr. 13-26 .- 327
Khái quát những lợi ích thiết thực làm động lực cho Liên minh Châu Âu (EU) tham gia vào vấn đề Biển Đông, trên cơ sở phân tích hiện trạng can dự vào điểm nóng này của EU. Bên cạnh đó, triển vọng EU tham gia sâu hơn vào vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng được bài viết đánh giá đầy đủ.
25 Biển Đông trong toan tính chính trị của Trung Quốc, Mỹ và Nga / Nguyễn Anh Cường, Ma Xuân Bộ, Hoàng Văn Lưu, Nguyễn Thị Thùy Linh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 2 (233) .- Tr. 12-26 .- 327
Đưa ra một bức tranh đa dạng các mảng màu khác nhau trong toan tính chính trị Biển Đông của Mỹ, Trung Quốc và Nga tại một trong những khu vực sôi động và giàu tiềm năng nhất trên thế giới hiện nay. Một vài nhận thức trường hợp Việt Nam trước những tác động toan tính chính trị Biển Đông của các nước lớn.
26 Hợp tác Việt Nam và Nhật Bản xung quanh vấn đề biển Đông / Trần Hoàng Long // .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 59 - 65 .- 327
Phân tích những nhân tố thúc đẩy và quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản xung quanh vấn đề Biển Đông.
27 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm của Việt Nam / Nguyễn Đức Toàn, Võ Thanh Giảng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr.43 – 48 .- 327
Nêu sự ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm của Việt Nam về DOC.
28 Vai trò của Nga với những vấn đề an ninh Đông Á / Lê Văn Mỹ, Đỗ Minh Cao // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 5 (224) .- Tr.3 – 13 .- 327
Để đảm bảo lợi ích chiến lược của mình tại Châu Á – Thái Bình Dương, những năm gần đây, Nga tích cực thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á. Một trong những hướng quan trọng của chính sách này can dự vào vấn đề an ninh, đặc biệt tại Đông Á, đồng thời góp phần vào việc định hình cục diện an ninh tại đây. Hai chủ điểm cơ bản này được trình bày trong bài viết dưới đây nhằm nêu bật vai trò của Nga với tư cách là một đấu thủ “ ván cờ lớn” trong khu vực.
29 Biển Đông trong quan hệ Trung – Mỹ / Vũ Duy Thành // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr.58 – 77 .- 327
Trình bày các nội dung: Kiểm soát biển và quyền lực nước. Những bài học từ lịch sử. Biển Đông trong chiến lược của Trung Quốc và Mỹ trong thế kỷ XXI. Vận động của quan hệ Mỹ - Trung và vấn đề biển Đông. Chiều hướng vấn đề biển Đông trong quan hệ Trung – Mỹ thời gian tới. Trung – Mỹ và biển Đông: Thỏa hiệp hay không thỏa hiệp.
30 Quan điểm chiến lược và lợi ích kinh tế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay / Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 4 (77) .- Tr. 26 -32 .- 327
Bài viết đưa ra các quan điểm chiến lược về lợi ích kinh tế của Việt Nam trong tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc trên cơ sở phân tích lợi ích kinh tế Việt Nam trong việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên vùng biển này đồng thời so sánh các yếu tố kinh tế giữa hai bên khi xảy ra các tranh chấp trên Biển Đông.