CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biển Đông
1 Tình hình biển Đông năm 2023 và dự báo năm 2024 / Đỗ Hoàng // .- 2023 .- Quý 4 (135) .- Tr. 101-128 .- 327
Tổng hợp và đánh giá các diễn biến quan trọng nhất liên quan đến biển Đông trong năm 2023, rút ra các xu hướng nổi bật nhất trên bốn lĩnh vực gồm: Thực địa; chính trị - ngoại giao; pháp lý; thông tin – tuyên truyền. Từ đó bài viết đưa ra một vài dự báo về chiều hướng phát triển của các diễn biến trên 4 khía cạnh trên.
2 Quan hệ Mỹ - Trung Quốc – Asean trên biển Đông hiện nay / Trần Thị Lan Phương, Phạm Thị Kim Huế // .- 2023 .- Số 01 (209) - Tháng 1 .- Tr. 22-32 .- 327
Trình bày vai trò của Biển Đông đỗi với sự phát triển của các quốc gia. Phân tích lợi ích, chiến lược và chính sách của Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông và mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc – Asean trên biển Đông. Từ đó nhận diện bản chất và hàm ý từ quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Asean trên biển Đông.
3 Vụ việc tàu hướng dương hồng 10 xâm phạm vùng biển Việt Nam : nguyên nhân và hệ lụy quốc tế / Hoàng Thị Lan, Nguyễn Nam Dương // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 71 - 88 .- 327
Ngày 7/5/2023, nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (HDH-10) của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trái phép trong vùng biển của Việt Nam và hiện diện liên tục trong 29 ngày (rời đi vào đêm 5/6/2023). So với các vụ việc gần đây như vụ tàu Hải Dương 8 (năm 2019), trong vụ HDH-10 lần này tàu Trung Quốc đã tiến sâu hơn vào vùng biển Việt Nam, có thời điểm HDH-10 chỉ cách đường cơ sở Việt Nam 47 hải lý. Với ý đồ biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành cái gọi là “khu vực chồng lấn” với yêu sách “Nam Hải chư đảo,” Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, vi phạm tinh thần Tuyên bố DOC và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
4 Hoạt động vùng xám của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây phản ứng của Philippines và một số hàm ý cho Việt Nam / Vũ Vân Dung // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 72-86 .- 327
Trình bày những tranh chấp quần đảo Đông Sa giữa Nhật Bản và Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Biển Đông cho đến cuối thế kỷ XIX là một vùng biển yên bình và không có tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên sang thế kỷ XX, Biển Đông đã bước vào một thời kỳ tranh chấp chủ quyền lâu dài và phức tạp, khởi đầu là tranh chấp quần đảo Đông Sa (Pratas) giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
5 Nhìn lại tranh chấp quần đảo Đông Sa giữa Nhật Bản và Trung Quốc đầu thế kỷ XX / Chử Đình Phúc // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 61-71 .- 327
Trình bày những tranh chấp quần đảo Đông Sa giữa Nhật Bản và Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Biển Đông cho đến cuối thế kỷ XIX là một vùng biển yên bình và không có tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên sang thế kỷ XX, Biển Đông đã bước vào một thời kỳ tranh chấp chủ quyền lâu dài và phức tạp, khởi đầu là tranh chấp quần đảo Đông Sa (Pratas) giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
6 Chủ thể phi quốc gia trong hợp tác biển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Lại Thái Bình, Nguyễn Huy Hà Anh // .- 2023 .- Quý 1 (132) .- Tr. 79 - 104 .- 327
Bài viết tập trung làm rõ địa vị pháp lý và vai trò của các chủ thể phi quốc gia trong hợp tác biển, thông qua nghiên cứu các văn bản luật quốc tế, luật quốc gia và các thỏa thuận hợp tác biển. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách để phục vụ công tác quản trị đại dương theo hướng bao trùm và toàn diện.
7 Chính sách Biển Đông của Nhật Bản giai đoạn 2012-2020 / Vũ Vân Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3(265) .- .- 327
Bài viết nêu quan điểm và định hướng chính sách của Nhật Bản về vấn Biển Đông giai đoạn 2012-2020 dựa trên các văn bản chính sách và tuyên bố chính thức của các lãnh đạo Nhật Bản. Việc triển khai các mối quan hệ song phương và đa phương của Nhật Bản có liên quan đến vấn đề Biển Đông để từ đó nhận diện chính sách Biển Đông của nước này giai đoạn 2012-2020.
8 Vai trò của nhóm “lợi ích bên lề” trong cơ chế hoạch định chính sách Biển Đông của Trung Quốc / Nguyễn Nam Dương, Hoàng Thị Lan // Nghiên cứu Quốc tế .- 2023 .- Số 4(131) .- Tr. 51-68 .- 327
Tập trung nghiên cứu một nhóm trong số nhiều chủ thể hiện đang gây ảnh hưởng lên cơ chế hoạch định chính sách biển Đông của Trung Quốc, đó là nhóm “lợi ích bên lề”, bao gồm các địa phương ven biển như tỉnh Hải Nam, công ty dầu khí CNOOC, và một số cơ quan nghiên cứu, học thuật ở Trung Quốc.
9 Trung Quốc với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến Biển Đông trong những năm gần đây / Vũ Thị Vân Dung // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 11 (255) .- Tr. 72-86 .- 340
Phân tích một số văn bản pháp luật được sửa đổi và ban hành mới của Trung Quốc có liên quan đến Biển Đông trong thời gian gần đây, từ đó đánh giá những vấn đề đặt ra khi Trung Quốc sửa đổi, ban hành mới và triển khai thực hiện trên thực tế các văn bản này.
10 Quá trình hình thành và phát triển yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế / Bùi Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 7 (251) .- Tr. 57-71 .- 340
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông). Bệnh cạnh đó, phân tích những khía cạnh pháp lý của yêu sách phí lý này của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông trong bối cảnh tình hình khu vực phức tạp và Trung Quốc ngày càng có thái độ cứng rắn trong việc theo đuổi yêu sách phi lý.