CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trung Quốc

  • Duyệt theo:
101 Sự phát triển của FinTech tại Trung Quốc, Hồng Công và Ấn Độ kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoài Lê, Ngô Thị Hằng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 1 (221) .- Tr. 3 - 17 .- 332.12

Cung cấp các kinh nghiệm về phát triển FinTech của các quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá là đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, từ đó, chỉ ra các bài học kinh nghiệm cho quản lý và phát triển FinTech ở Việt Nam.

102 Cách thức lựa chọn tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở Trung Quốc / Hoàng Thế Anh, Nguyễn Thị Thanh Hương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 1 (221) .- Tr. 62 - 71 .- 327

Trình bày các nội dung về: 1. Tham chiếu các tổ chức quốc tế, kết hợp với đặc thù Trung Quốc để lựa chọn tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững; 2. Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia nước ngoài xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá phát triển bền vững và 3. Đề ra mục tiêu phát triển xanh và xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển xanh.

103 Các chính sách thu hút vốn đầu tư thiên thần ở Trung Quốc / Trần Việt Dung // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 11 (219) .- Tr. 24 - 31 .- 327

Trình bày các mục như sau: 1. Đầu tư vốn thiên thần vào các công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc; 2. Chính sách thu hút đầu tư vốn thiên thần của Trung Quốc và 3. Kết luận và gợi mở.

104 Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar / Trần Xuân Hiệp, Nguyễn Tuấn Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 11 (219) .- Tr. 32 - 42 .- 327

Nghiên cứu những tác động của nhân tố Trung Quốc đến hai nước Ấn Độ và Myanmar cũng như đối với sự tiến triển của quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên nhiều lĩnh vực mà trọng tâm là chính trị - ngoại giao, kinh tế - an ninh quốc phòng trong giai đoạn 1992 - 2014.

105 Thoát nghèo ở Trung Quốc: Thành tựu và Kinh nghiệm / Lê Thanh Thủy, Hoàng Hợp Mạnh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 11 (219) .- Tr. 81 - 86. .- 327

Trình bày những thành tựu, phân tích những khó khăn trong công tác thoát nghèo ở Trung Quốc thời gian qua và rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.

106 Một số vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc / Nguyễn Mai Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 12 (220) .- Tr. 14 - 26 .- 327

Trình bày những điều như sau: 1. Các giai đoạn của quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc; 2. Một sô kết quả bước đầu; 3. Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa và 4. Giải pháp nâng cao chất lượng đô thị hóa ở Trung Quốc và triển vọng.

108 Cải cách và chuyển đổi mô hình quản trị Chính phủ ở Trung Quốc trong quá trình cải cách / Nguyễn Trọng Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 7 (215) .- Tr. 10 - 20 .- 327

Phân tích bối cảnh, nguyên nhân, nội dung và con đường thực hiện chuyển đổi mô hình quản trị Chính phủ trong tiến trình cải cách ở Trung Quốc.

109 Quan điểm của Trung Quốc về tiếp cận toàn cầu hóa dưới thời Tập Cân Bình / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Tiếp cận toàn cầu, Trung Quốc, Tập Cận Bình .- Tr. 40 - 50 .- 327

Phân tích một số điểm nổi bật về nhận thức, tư tưởng, quan điểm trong cách tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc kể từ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên cầm quyền. Đồng thời, cũng làm rõ hơn cách thức triển khai quá trình tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc thời gian qua.

110 Tình hình chính trị Trung Quốc trong thời gian gần đây / Trần Ánh Tuyết // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 5 (213) .- Tr. 84 – 86 .- 327

Trình bày nội dung sau: 1. Tiếp tục đi sâu cải cách thông qua biện pháp ban hành, sửa đổi các điều lệ và văn bản pháp quy; 2. Về công tác chống tham nhũng và 3. Một số các vấn đề khác.