CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiệp định Thương mại tự do

  • Duyệt theo:
41 Tác động của EVFTA đến Việt Nam và một số hàm ý / Nguyễn Đình Luận // .- 2020 .- Số 726 .- Tr.45 – 47 .- 332

Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lượi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù với với các qui định của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Bài viết khái quát, phân tích những cam kết của các bên tham gia Hiệp định này, đồng thời đánh giá những tác động, từ đó gợi ý một số hàm ý chính sách, giải pháp thực thi hiệu quả Hiệp định này của Việt Nam.

42 Hiệp định thương mại tự do: Các cam kết liên quan đến lĩnh vực KH&CN ngành Công Thương / Vũ Thị Hồng Hạnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 6(735) .- Tr.7-9 .- 658

Trình bày việc tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế của kinh tế thế giới, nổi bật là việc hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các quốc gia và khu vực. Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động và đã ký kết nhiều FTA song phương, đa phương và các đối tác thương mại. Trong các hiệp định này, lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN), cụ thể liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ luôn là một trong những nội dung đàm phán, ký kết quan trọng.

43 Mục tiêu và những kết quả ban đầu đối với Việt Nam khi thực hiện FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu / Nguyễn Thị Thơm, Lê Thị Hòa // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 4 (235) .- Tr. 87 - 96 .- 327

Phân tích những mục tiêu cơ bản và những kết quả ban đầu trong trao đổi thương mại khi thực hiện FTA giữa Việt Nam với các nước EAEU, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng tốt hơn những cơ hội, khắc phục những tác động tiêu cực của hiệp định này trong những năm tiếp theo.

44 Hiệp định thương mại tự do và những tác động đến doanh nghiệp sản xuất nông sản ở Việt Nam / Ngô Hoàng Oanh // Nghề luật .- 2020 .- Số 1 (2020) .- Tr.77 – 86 .- 340

Bài viết phân tích các thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất nông sản Việt Nam đã và sẽ gặp phải khi Việt Nam tham gia ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh việc được hưởng các mức thuế ưu đãi (phần lớn là 0%) khi xuất khẩu mặt hàng nông sản các doanh nghiệp Việt Nam phả đối đầu với biện pháp bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước của các nước nhập khẩu như các biện pháp phi thế quan, các biện pháp phòng vệ, các biện pháp tự vệ đặc biệt, trợ cấp nông nghiệp, rào cản kỹ thuật và quy tắc xuất xứ hàng hóa… Bài viết đưa ra các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam, theo đó cần sự tham gia sâu rộng từ cấp độ Nhà nước đến bản thân các doanh nghiệp sản xuất nông sản và sự chuẩn bị, hỗ trợ từ các đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư trong và ngoài nước.

45 Quyền tự do lập hội, hội họp của người lao động Việt Nam trước yêu cầu từ các hiệp định thương mại tự do / Nguyễn Anh Đức // Luật học .- 2019 .- Số 8 (2019) .- Tr.3 – 13 .- 340

Bài viết bàn về quyền tự do lập hội, hội họp của một nhóm chủ thể đặc biệt trong pháp luật người lao động nhằm chỉ ra những thách thức đối với Nhà nước Việt Nam cả về đối nội và đối ngoại trong việc bảo đảm các quyền này của người lao động trên cơ sở thực thi các hiệp định thương mại tự do. Bài viết làm rõ một số bất cập trong Bộ luật lao động, Luật công đoàn, Bộ luật tố tụng dân sự để chứng minh việc thực hiện các quyền tự do lập hội, hội họp của người lao động là yêu cầu không thể trì hoãn trong bối cảnh hiện nay.

46 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Phương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 9 (228) .- Tr. 80 - 91 .- 327

Đánh giá FDI từ EU vào ASEAN nói chung và vào Việt Nam nói riêng; nhận diện những cơ hội và thách thức đốiv ới Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước EU trong thời gian tới; từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

47 Quy định của CPTPP về thương mại điện tử và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại / Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 06 (127) .- Tr. 60 – 70 .- 340

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xem là một trong những hiệp định thương mại thế hệ mới mà khi Việt Nam tham gia sẽ tạo thành một tiền đề quang trọng để thúc đẩy cải cách các thể chế theo cam kết và chuẩn mực chung của kinh tế thế giới. Nội dung của hiệp định này không còn gói gọn trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ hay sở hữu trí tuệ mà còn yêu cầu các quốc gia ký kết phải mở cửa một cách sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác.

48 Quy định về dược phẩm trong Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Phạm Thị Hiền // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 06 (127) .- Tr. 95 – 106 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ các quy định của Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam về dược phẩm và các vấn đề đặt ra cho pháp luật Việt Nam trên các khía cạnh: Giảm thuế đối với dược phẩm, quyền kinh doanh dược phẩm của thương nhân khu vực EU tại Việt Nam; Các quy định về đăng ký dược phẩm và mua sắm Chính phủ về dược phẩm; Quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ dữ liệu trong lĩnh vực dược phẩm.

49 Khả năng thực thi các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Ngô Hữu Phước, Nguyễn Thị Kim Cúc // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 50 – 63 .- 340

Bài viết tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến cam kết phi thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế mới được ký kết giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên minh chính phủ, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đặc biệt, bài viết tập trung phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật lao động Việt Nam với các cam kết về lao động trong hai Hiệp định EVFTA và CPTPP nhằm đề xuất một số giải pháp thực thi có hiệu quả các cam kết về lao động trong các hiệp định này.

50 Quy định về nhân quyền trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hướng thực thi đối với Việt Nam / Ngô Quốc Chiến, Đào Kim Anh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 64 – 79 .- 340

Bài viết so sánh các quy định về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – Hai FTA thế hệ mới tiêu biểu mà Việt Nam đàm phán, lý giải sự khác nhau căn bản trong cách tiếp cận của Liên minh châu Âu EU và Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá tầm quan trọng của các quy định về nhân quyền trong việc thiết lập “luật chơi” mới của thương mại toàn cầu, đồng thời nghiên cứu tác động của các quy định về nhân quyền trong các FTA thế hệ mới tới pháp luật Việt Nam.