CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hiệp định Thương mại tự do
51 Các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Phùng Thị Yến // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 80 – 92 .- 340
Bài viết này, bên cạnh những phân tích về khái niệm, nội dung và vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sẽ tập trung làm rõ các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam, bao gồm: sự cần thiết phải đưa nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; nội dung của các quy định trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số lưu ý về việc thực thi quy định về trách nhiệm xã hội trong các hiệp định này.
52 Một số vấn đề lý luận về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Khi mục tiêu không phải là tự do hoá thương mại / Vũ Kim Ngân, Phạm Hồng Sơn // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 3 – 15 .- 340
Bài viết trình bày những vấn đề lý luận chung về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, từ quá trình hình thành và phát triển, những đặc trưng cơ bản cho đến xu hướng đàm phán, ký kết FTA trong tương lai. Bên cạnh việc phân tích những điểm “mới”của các FTA này so với FTA thế hệ trước, bài viết cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh các cuộc đàm phán tự do hoá thương mại đa biên đang lâm vào bế tắc như hiện nay, việc ký kết FTA thế hệ mới có thể được xem là giải pháp cho những mong muốn được hội nhập sâu và rộng hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu của các nước thành viên WTO.
53 Một số thách thức khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam từ việc chuyển hoá điều ước vào pháp luật trong nước / Nguyễn Ngọc Hà // .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 16 – 28 .- 340
Bài viết tập trung phân tích một số thách thức đối với Việt Nam khi chuyển hoá các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng vào nội luật. Các thách thức này liên quan đến nội dung của Điều 6 khoản 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 – cơ sở pháp lý để chuyển hoá FTA vào nội luật và từ chính thực tiễn chuyển hoá FTA vào các quy định trong nước. Đây là những vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm giải quyết để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các cam kết của mình trong FTA.
54 Các giá trị nhân quyền thông qua các hiệp định thương mại tự do và thách thức đối với Việt Nam / Ngô Quốc Chiến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 3 – 9 .- 340
Chính sách kinh tế đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) luôn gắn liền với các giá trị về nhân quyền và phát triển bền vững. Có thế mạnh là một thị trường chung rộng lớn gồm 27 quốc gia thành viên, EU là một trong những đối tác thương mại có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới và luôn muốn áp đặt các giá trị về nhân quyền đối với các đối tác của mình. Phân tích triết lý của các quy định về nhân quyền đối với các đối tác của mình.
55 Cam kết và nghĩa vụ về môi trường của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA / Hoàng Xuân Huy // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 35 – 37 .- 363
Trình bày các cam kết, nghĩa vụ và thỏa thuận liên quan đến môi trường của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), một số thách thức khi EVFTA có hiệu lực và một số giải pháp.
56 Tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do: kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam / Phan Thị Thu Hiền, Vũ Kim Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 40-41,44 .- 341.2473
Trình bày tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc; kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tận dụng ưu đãi từ FTA của Hàn Quốc; bài học đối với VN từ kinh nghiệm tận dụng ưu đãi FTA của Hàn Quốc.
57 Nội luật hoá các cam kết của Việt Nam theo tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định thương mại tự do về một số dịch vụ chuyên môn / Nguyễn Ngọc Hà // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 09 (365) .- Tr. 64 – 74 .- 340
Bài viết này tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình nội luật hoá các cam kết về dịch vụ chuyên môn theo Tổ chức Thương mại thế giới và các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực đối với Việt Nam. Có thể thấy, dù đã nỗ lực chuyển hoá các cam kết vào nội luật, nhưng cách thức nội luật hoá chưa thống nhất và nội dung quy phạm được nội luật hoá chưa tương thích là hai vấn đề mà Việt Nam cần khắc phục.
58 Tác động thương mại của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với xuất khẩu giày dép của Việt Nam / Phan Thanh Hoàn // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 11(486) .- Tr. 87-95 .- 382.6
Phân tích tác động thương mại của Hiệp định thương mại tự do VN-EU (EVFTA) đối với ngành giày dép, sử dụng mô hình cân bằng từng phần (mô hình SMART- Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) của Ngân hàng Thế giới. Kết quả nghiên cứu là gợi ý hữu ích cho các nhà làm chính sách nói chung và ngành giày dép nói riêng trong việc khai thác cơ hội của EVFTA.