CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển dịch Cơ cấu ngành kinh tế
1 Tác động điều tiết từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ của lao động và tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Lâm Mỹ Hạnh, Đoàn Thanh Hà // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 48 - 51 .- 332
Bài viết nghiên cứu về tác động điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ của lao động và tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với dữ liệu khảo sát của 8 tỉnh thành thuộc vùng trong giai đoạn 2005-2021, nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất một phần PLS- SEM với phần mềm Smart PLS để phân tích hiệu ứng điều tiết này. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Lao động (LABOR) tác động tiêu cực đến GDP. Kết quả thực hiện PLS-SEM Algorithm và Bootstapping cho thấy, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động điều tiết âm đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế. Bài viết cũng làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và tăng trưởng kinh tế, qua đó đề xuất các chính sách để lao động trở thành nhân tố tác động tích cực hơn đến GDP khu vực này.
2 Nghiên cứu tác động của phát triển kinh tế tư nhân với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam / Lê Nguyễn Diệu Anh // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 10-15 .- 330
Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra để phát triển kinh tế tư nhân đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
3 Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Thị Mai, Dương Thế Duy, Bùi Nhật Huy // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 24 - 34 .- 658
Xác định mức độ động của nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mối tương quan với quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trình độ giáo dục của quốc trong gia và thu nhập quốc gia phân theo nhóm. Ngoài ra, vốn tư nhân ở khu vực công nghiệp, xây dựng, khu vực dịch vụ, quy mô GDP từ thuế và trình độ giáo dục cũng góp phần cải thiện đáng kể đến sự chuyển dịch của các ngành.
4 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2030 / Ngô Công Bình // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 124-128 .- 330
Bài viết đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2000-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 22 năm chuyển dịch, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã có chuyển biến từ nông nghiệp sang công nghiệp, có ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và có nhiều khởi sắc. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDRP) theo giá hiện hành trong giai đoạn 2010-2022 đã tăng lên gấp 3,57 lần. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo hướng tăng trưởng và phát triển bền vững.
5 Nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Tp. Hồ Chí Minh / Ngô Công Bình // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 166- 169 .- 332
Nghiên cứu này sử dụng mô hình ARIMA để dự báo tỷ trọng trong tổng sản phẩm trên địa bàn các lĩnh vực của TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu tổng sản phẩm TP. Hồ Chí Minh thu được từ Niên giám thống kê trong giai đoạn 2000-2022. Kết quả dự báo tỷ trọng trong tổng sản phẩm trên địa bàn các nhóm ngành của TP. Hồ Chí Minh như sau: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 0,65%, tương đương 8.390 tỷ đồng vào năm 2022 xuống 0,5% tương đương 8.697 tỷ đồng vào năm 2030; Ngành công nghiệp và xây dựng giảm từ 24,45% tương đương 326.248 tỷ đồng năm 2022 xuống 21,96% tương đương 383.719 tỷ đồng vào năm 2030; Ngành dịch vụ tăng từ 73,89% tương đương 947.044 tỷ đồng năm 2022 lên 77,54% tương đương 1.354.612 tỷ đồng vào năm 2030. Dựa vào kết quả dự báo tác giả đề xuất một số giải pháp giúp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 một cách phù hợp.
6 Xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam / Nguyễn Đình Hòa // .- 2023 .- Số 543 - Tháng 08 .- Tr. 110 - 120 .- 657
Kinh tế thế giới đang chứng kiến sự chuyển dịch đầu tư, sản xuất. Dòng vốn FDI có xu hướng tập trung đầu tư vào các nền kinh tế phát triển, đối với các nước đang phát triển, khu vực Châu Á là điểm đến hấp dẫn. Các tập đoàn xuyên quốc gia đang chuyển dịch, đa dạng hóa sản xuất theo hướng hồi hương về nước hoặc chuyển sang nước khác, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế và được đánh giá là có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho chuyển dịch đầu tư, sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam đang đối diện với các thách thức về tình hấp dẫn, theo kịp so với nhiều quốc gia khác và ổn định trong môi trường kinh doanh (thể che, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực) để cạnh tranh thu hút đầu tư trước làn sóng dịch chuyển đầu tư, sản xuất trên thế giới.
7 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững / Đinh Quốc Tuyền // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 147-149 .- 330
Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển công nghệ cao theo định hướng phát triển bền vững. Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Hải Dương tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bài viết này trao đổi về kết quả trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng bền vững.
8 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh / Trần Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Bích Thủy, Trần Thành Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 51 - 56 .- 658
Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách đánh giá thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được trong thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực: dịch vụ, công nghiệp, xây dựng; nông nghiệp và đưa ra những nguyên nhân của hạn chế, nhóm nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh theo hướng nhanh và bền vững.
9 Thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 / Phạm Thị Bích Phượng, Tống Thị Thanh Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 605 .- Tr. 22-24 .- 330
Trên cơ sở định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và kết quả phân tích thành tựu đã đạt được, những tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam theo hướng phát triển ổn định, bền vững.
10 Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tới thu nhập của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu / Tạ Phúc Đường // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 523 .- Tr. 19-26 .- 330
Nghiên cứu đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và tác động quá trình chuyển dịch này đối với tình trạng kinh tế của các nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng dữ liệu bảng được trích xuất từ bộ số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê các năm 2016 và 2018.