Nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả: Ngô Công BìnhTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng mô hình ARIMA để dự báo tỷ trọng trong tổng sản phẩm trên địa bàn các lĩnh vực của TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu tổng sản phẩm TP. Hồ Chí Minh thu được từ Niên giám thống kê trong giai đoạn 2000-2022. Kết quả dự báo tỷ trọng trong tổng sản phẩm trên địa bàn các nhóm ngành của TP. Hồ Chí Minh như sau: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 0,65%, tương đương 8.390 tỷ đồng vào năm 2022 xuống 0,5% tương đương 8.697 tỷ đồng vào năm 2030; Ngành công nghiệp và xây dựng giảm từ 24,45% tương đương 326.248 tỷ đồng năm 2022 xuống 21,96% tương đương 383.719 tỷ đồng vào năm 2030; Ngành dịch vụ tăng từ 73,89% tương đương 947.044 tỷ đồng năm 2022 lên 77,54% tương đương 1.354.612 tỷ đồng vào năm 2030. Dựa vào kết quả dự báo tác giả đề xuất một số giải pháp giúp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 một cách phù hợp.
- Tác động điều tiết từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ của lao động và tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Nghiên cứu tác động của phát triển kinh tế tư nhân với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
- Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2030
- Xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam