CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất nhập khẩu

  • Duyệt theo:
1 Kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ / Phùng Thị Khang Ninh, Nguyễn Phi Hùng, Lê Quang Khải // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 73-76 .- 657

Bài viết đã phản ánh thực trạng công tác kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn mà các doanh nghiệp đang vướng phải. Các giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở các chính sách về thuế và kế toán hiện hành, dựa trên sự hài hòa giữa chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) và Báo cáo tài chính quốc tế số 15 (IFRS 15).

2 Chi phí logistics ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Phạm Trung Hải // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 195-197 .- 658

Chi phí logistics là một loại chi phí đầu vào của doanh nghiệp, góp phần tạo nên giá thành của hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do vậy, chi phí logistics cao dẫn đến giá thành hàng hóa hay dịch vụ cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh với hàng hóa hay dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác, quốc gia khác. Chính vì vậy, việc giảm chi phí logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

3 Mô hình và tiêu chí đánh giá phát triển xuất nhập khẩu bền vững tại địa phương / Mai Quỳnh Phương // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 45-48 .- 330

Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, là mục tiêu phấn đấu của các địa phương và các quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế đòi hỏi có sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu. Để đánh giá được tình hình xuất nhập khẩu bền vững của một địa phương thì việc nghiên cứu những mô hình trong phát triển bền vững, từ đó xác định được bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với phát triển xuất nhập khẩu bền vững của địa phương là cần thiết.

4 Xuất khẩu giai đoạn 2020-2023 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến 2030 / Ngô Thế Chi, Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 5-10 .- 658

Xuất khẩu được coi là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Mấy năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Song, trước những diễn biến khó lường về tình hình kinh tế, chính trị thế giới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cho giai đoạn đến 2030. Bài viết này trình bày và phân tích khái quát về tình hình xuất khẩu trong giai đoạn 2020-2023 và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn đến 2030.

5 Rào cản đối với ý định phòng ngừa rủi ro hối đoái bằng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đỗ Phương Thảo // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 20-25 .- 657

Trong bối cảnh biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thường gặp phải rủi ro đến từ biến động tỷ giá, thay đổi giá cả hàng hóa và sự biến đổi trong tình hình kinh tế quốc tế nhưng việc sử dụng các công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá còn có nhiều rào cản. Nghiên cứu này tập trung xác định và phân tích các rào cản đối với ý định phòng ngừa rủi ro hối đoái thông qua sử dụng các công cụ phái sinh trong các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

6 Triển vọng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam / Nguyễn Văn Hội // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 59-62 .- 330

Xuất nhập khẩu hàng hóa là một trong những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Xuất nhập khẩu hàng hóa không ngừng phát triển trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế lớn nên những biến động của thị trường thế giới đều tác động tới phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sụt giảm do tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, tổng cầu giảm, lạm phát ở mức cao… Năm 2024 bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều cơ hội lẫn thách thức đặt ra đối với xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

7 Tác động của chia sẻ thông tin đến hiệu suất chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu : nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam / Nguyễn Thanh Hùng // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 118-135 .- 658

Nghiên cứu áp dụng mô hình PLS-SEM với 220 doanh nghiệp là các bên thuộc chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu khu vực đông nam bộ. Kết quả định lượng cho thấy việc chia sẻ thông tin ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến khả năng hiển thị, hợp tác, linh hoạt cũng như hiệu suất của chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng tác động tích cực đến khả năng hợp tác, linh hoạt và hiệu suất; khả năng hợp tác và linh hoạt tác động đáng kể đến hiệu suất của chuỗi cung ứng. Theo đó, nghiên cứu cho rằng chia sẻ thông tin là chìa khóa để gia tăng hiệu suất và khả năng cạnh tranh chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vận tải đang khủng hoảng sau COVID-19 như hiện nay.

8 Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam trong bối cảnh mới / Hoàng Thị Hồng Lê, Trần Đình Tuấn // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 5-7 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới.

9 Nâng cao giá trị thương hiệu các dịch vụ phát triển thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa đường biên / Khúc Đại Long // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 77-81 .- 657

Bài viết phân tích tình hình hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm gợi ý cho các tổ chức, các danh nghiệp để họ có thể nâng cao giá trị thương hiệu cho các dịch vụ phát triển thương mại XNK hàng hóa đường biên trong thời gian tới.

10 Tác động của thương mại quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp tại các địa phương Việt Nam / Nguyễn Hoàng Việt, Phan Thu Trang // .- 2023 .- Số 314 - Tháng 8 .- Tr. 78-87 .- 658

Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2021 chỉ ra rằng, giá trị xuất khẩu của địa phương, số lượng dự án FDI lũy kế còn hoạt động và đóng góp của khối FDI vào GDP địa phương có tác động tích cực đến thu nhập của người lao động; ngược lại, số vốn FDI đăng ký lũy kế và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực; trong khi, giá trị nhập khẩu của địa phương và số lượng người lao động trong khối FDI không có tác động đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp tại địa phương. Trên cơ sở đó, để nâng cao thu nhập bình quân của người lao động, bài viết đề xuất cần tập trung thúc đẩy xuất khẩu và thu hút các dự án FDI một cách có chọn lọc các dự án có hiệu quả tại các địa phương Việt Nam trong thời gian tới.