CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: ASEAN

  • Duyệt theo:
41 Tác động của quan hệ ASEAN - Trung Quốc đến quan hệ Việt - Trung trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong hai thập kỉ cuối của thế kỉ XX / Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 33 – 38 .- 327

Phân tích tác động của mối quan hệ này đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, đồng thời phân tích sự chuyển biến của mối quan hệ này tác động đến quan hệ Việt - Trung trong hai tập kỉ cuối thế kỉ XX.

42 Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang định hình / TS. Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (114) .- Tr. 105-126 .- 327

Phân tích vai trò trung tâm của ASEAN trước các biến đổi của cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và từ đó kiến nghị các biện pháp duy trì vai trò trung tâm của ASEAN.

43 Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang định hình / TS. Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (114) .- Tr. 105-126 .- 327

Phân tích vai trò trung tâm của ASEAN trước các biến đổi của cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và từ đó kiến nghị các biện pháp duy trì vai trò trung tâm của ASEAN.

44 Sự hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng và những tác động tới ASEAN / Lò Thị Phương Nhung, Nguyễn Đức Hùng // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 39-46 .- 327

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở với những ý tưởng ban đầu dựa trên bốn trụ cột là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và trùm lên đó là tầm nhìn về một khu vực tự do, rộng mở. Cho tới nay, chiến lược này vẫn đang ở giai đoạn hình thành rõ nét. Bài viết sẽ phân tích về sự hình thành của chiến lược và có đánh giá bước đầu về tác động của chiến lược này tới khu vực ASEAN.

45 Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước bằng phương thức trọng tài quốc tế trong khuôn khổ ASEAN / Trần Anh Tuấn // Luật học .- 2018 .- Số 1 (212) .- Tr. 41-50 .- 340

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước nhằm làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư nội khối, thúc đẩy nhanh hơn nữa dòng lưu chuyển đầu tư ASEAN.

47 Lợi thế so sánh bộc lộ của Việt Nam và các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Nguyễn Bình Dương // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 248 tháng 2 .- Tr. 33-41 .- 332.1

Kể từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, từ xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, sơ chế sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Bài viết này nghiên cứu lợi thế so sánh bộc lộ (RCA) của Việt Nam và các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời phân tích sự thay đổi của chỉ số RCA trong 9 nhóm hàng cơ bản theo tiêu chuẩn SITC- Rev 3. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích chỉ số RCA trong một số sản phẩm tiêu biểu như gạo, rau quả, cà phê, thủy sản, may mặc, giày dép. Thông qua việc phân tích cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các ngành định hướng xuất khẩu, bài viết đề xuất một số giải pháp để Việt Nam củng cố hơn nữa những ngành có lợi thế truyền thống và khai thác được tiềm năng của những ngành có lợi thế trong tương lai.

48 Triển vọng của ASEAN 2025 / TS. Đỗ Thanh Hải, Nguyễn Thị Linh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 4 (111) .- Tr. 194-218 .- 327

Phát triển khung lý thuyết về cấp độ khu vực hóa nhằm đánh giá mức độ hội nhập hiện tại của ASEAN trong hai lĩnh vực chính gồm kinh tế và an ninh – chính trị. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích triển vọng hội nhập của ASEAN tới 2025, đồng thời đánh giá các kịch bản phát triển của ASEAN.

49 ASEAN tăng cường liên kết nội khối trong tình hình mới / ThS. An Văn Quân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 4 (111) .- Tr. 219-233 .- 327

Làm rõ việc tăng cường liên kết nội khối ASEAN như là một khâu hết sức quan trọng giúp tổ chức này đối phó với những thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết ASEAN về mặt thể chế, cơ sở vật chất và người dân.

50 Lợi nhuận và chi phí khi Việt Nam tham gia liên minh ngân hàng ASEAN / TS. Lê Thị Anh Bảo, ThS. Trần Vương Thịnh, ThS. Trần Hồng Hà // Chứng khoán Việt Nam .- 2017 .- Số 229 tháng 11 .- Tr. 32-38 .- 327.09 048

Trên cơ sở khái quát lý do hình thành và ba trụ cột chính của Liên minh ngân hàng châu Âu, bài viết xem xét quá trình hội nhập ngân hàng tại khu vực ASEAN để cho thấy tính khả thi của một Liên minh ngân hàng trong tương lai, Đồng thời, bài viết cũng phân tích những đặc điểm của hệ thống ngân hàng VN trong mối tương quan với các quốc gia ASEAN khác để xác định những lợi ích và chi phí khi VN tham gia vào Liên minh ngân hàng ASEAN.