CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: ASEAN

  • Duyệt theo:
31 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước Asean vào Việt Nam / Huỳnh Ánh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 595 .- Tr. 66 - 68 .- 658

Bài viết đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp Asean vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua Asean luôn là quốc gia đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam về cả vốn đăng ký, vốn thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư đa dạng, song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của khu vực. Bên cạnh đó, bài viết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc thu hút vốn FDI từ Asean vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

32 Quy định hiến chương ASEAN về thực hiện nghĩa vụ thành viên ASEAN và một số khó khăn đối với Việt Nam / Hoàng Thị Quỳnh Trang // Giáo dục và Xã hội .- 2021 .- 121(182) .- Tr. 128-132 .- 337

Nghiên cứu vấn đề đặt ra tiêu chí khả năng thực hiện nghĩa vụ thành viên ASEAN. Những khó khăn đặt ra đối với Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của ASEAN.

33 Ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á / Phạm Việt Hùng, Dương Thị Ánh Tiên // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- 46 .- Tr. 86-97 .- 332.12

Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả rủi ro của các ngân hàng Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập. Dữ liệu nghiên cứu gồm 118 ngân hàng thương mại Đông Nam từ nguồn Bankscope, giai đoạn 2002-2017.

34 Việt Nam tham gia hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ năm 2016 đến nay : kết quả, hạn chế và một số khuyến nghị / Trần Thị Thanh Tâm, Đinh Ngọc Ruẫn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 19-21 .- 330

Cộng đồng ASEAN (AC) chính thức tuyên bố thành (31/12/2015), trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tham gia hiện thực hóa những mục tiêu trong kế hoạch tổng thể AEC 2025, đến nay, sau gần nửa chặng đường, Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng cũng nảy sinh những hạn chế nhất định. Với mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của Việt Nam vào AEC thời gian tới, chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số khuyến nghị trong bài viết này.

35 Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập ASEAN / Hoàng Văn Tiến // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.7-10 .- 332.04

Bài viết này nghiên cứu sự phát triển thị trường vốn Việt Namtrong điều kiện hội nhập tài chính ASEAN, bằng phương pháp thống kê, mô tả, đánh giá, thu thập số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế và các nghiên cứu liên quan trong gia đoạn 2010-2019. Trên cơ sở đó, tác giả khái quát tình hìnhphats triển thị trường vốncuae Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN, phân tích cơ hội, thách thức khi hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, từ đó đưa ra triển vọng của thị trường vốn Việt Nam khi hội nhập tài chính .

36 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ du lịch ASEAN : thực tiên thực hiện tại Việt Nam / Hoàng Thanh Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 65-68 .- 910

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ du lịch trong ASEAN, thực tiễn thực thi nghĩa vụ quốc gia thành viên quy định trong MRA-TP của VN, nâng cao hiệu quả thực thi MRA-TP.

37 Cục diện khu vực Ấn Độ Dương – châu Á – Thái Bình Dương và những tác động đến định hướng hoạt động của ASEAN / Nguyễn Thị Hồng Vân, Quách Thị Huệ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 2(87) .- Tr. 52-59 .- 327

Trình bày những nét chính trong cục diện khu vực Ấn Độ Dương – châu Á – Thái Bình Dương, những tác động đến định hướng hoạt động của ASEAN và khuyến nghị cho Việt Nam trong bối cảnh khu vực và hoạt động của ASEAN.

38 Bảo hộ quyền chuyển vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư ASEAN theo quy định của ASEAN và thực tiễn của Việt Nam / Nguyễn Quỳnh Anh // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 3 – 12 .- 340

Quyền chuyển vốn và lợi nhuận là một trong những yêu cầu bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài điển hình được ghi nhận trong các hiệp định đầu tư song phương, pháp luật quốc gia hay trong các hiệp định về đầu tư của các tổ chức quốc tế, trong đó có Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN. Vấn đề bảo hộ quyền chuyển vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định trực tiếp tại Luật đầu tư năm 2014 và một số văn bản pháp luật khác có lien quan. Bài viết phân tích cụ thể Điều 13 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN về chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư ASEAN, quá trình nội luật hóa các quy định của ASEAN về quyền này vào pháp luật đầu tư của Việt Nam và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN.

39 Góp phần tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng: Sự phát triển trong nhận thức và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới / Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 7 - 28 .- 327

Quá trình đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta đã đặt nền móng cho công tác đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Dấu ấn của những tư duy đối ngoại mới đã được thể hiện rõ trong quá trình hoạch định và triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Trước các yêu cầu phát triển mới của đất nước và những thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, việc tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại tiếp tục được đặt ra để đưa công tác đối ngoại của Việt Nam lên một tầm cao mới trong thời gian tới.

40 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Phương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 9 (228) .- Tr. 80 - 91 .- 327

Đánh giá FDI từ EU vào ASEAN nói chung và vào Việt Nam nói riêng; nhận diện những cơ hội và thách thức đốiv ới Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước EU trong thời gian tới; từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.