CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: ASEAN

  • Duyệt theo:
21 Vấn đề quyền con người trong ASEAN góc nhìn từ Việt Nam sau 25 năm thực hiện nghĩa vụ thành viên / Hoàng Thanh Phương // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.31 - 43 .- 340.01422

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong ASEAN là vấn đề mang tính thời sự do cách tiếp cận đặc thù của khu vực. Bài viết phân tích ảnh hưởng của các yếu tố như nguyên tắc hoạt động, "phương cách ASEAN ", " giá trị Châu Á" lên cách tiếp cận của ASEAN về quyền con người; phân tích những nghĩa vụ đặt ra trong lĩnh vực quyền con người đối với các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, từ đó đánh giá thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt nam và đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý để tiếp tục hoàn thiện thể chế phù hợp với những cam kết khu vực mà Việt nam đã đưa ra, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025 với tư cách ứng cử viên của ASEAN.

22 Hợp tác ngoại khối của ASEAN những đóng góp của Việt Nam sau 25 năm gia nhập / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.44 - 58 .- 341.752

Ngay từ khi thành lập, các quốc gia ASEAN đã nhận thức rõ tầm quan trọng của quan hệ hợp tác ngoại khối, hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực hòa bình, an ninh, thịnh vượng. Trong những năm qua, Việt Nam đã chứng tỏ được vai trò của một thành viên tích cực trong các hoạt động của ASEAN nói chung và hợp tác ngoại khối nói riêng. Bài viết khái quát thành tựu của ASEAN trong hoạt động hợp tác ngoại khối và vai trò của Việt Nam đối với hoạt động hợp tác ngoại khối của ASEAN trên các phương tiện xây dựng sáng kiến thúc đẩy hợp tác và tích cực triển khai các hoạt động nhằm hiện thực hóa nội dung hợp tác ngoại khối của ASEAN; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Việt nam trong hoạt động hợp tác ngoại hối của Hiệp hội.

23 Khung pháp lí về cơ chế hợp tác phòng chống tội phạm mạng trong khu vực ASEAN / Đỗ Quí Hoàng // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.71 - 84 .- 345.22

Tội phạm mạng là một dạng thức của tội phạm xuyên quốc gia, đòi hỏi có sự hợp tác giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt là về pháp luật và lĩnh vực kĩ thuật bảo mật. Quá trình hợp tác nhằm ngăn ngừa, phòng, chống loại hình tội phạm này không chỉ diễn ra trên phạm vi tòa cầu mà từng khu vực cũng cần tự trang bị cho mình cơ chế phù hợp. Bài viết làm rõ khung pháp lí điều chỉnh hoạt động hợp tác ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm mạng của khu vực ASEAN, nhận diện một số hạn chế và đề xuất một giải pháp nhằm thúc đẩy và thiết lập có hiệu quả cơ chế hợp tác trong phòng, chống tội phạm mạng.

24 Hòa thiện pháp luật thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN / Đoàn Quỳnh Thương // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.85 - 99 .- 341.752

Trải qua hơn 20 năm hợp tác trong lĩnh vực Thương mại điện tử, ngày 12/11/2019, tại Hà Nội, các quốc gia thành viên ASEAN lần đầu tiên đã kí kết được Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN. Là thành viên tích cực ASEAN, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử để tạo dựng cơ sở hạ tầng pháp lý an toàn cho mô hình kinh doanh này, đồng thời đảm bảo hội nhập khu vực và quốc tế bền vững. bài viết phân tích một số điểm bất cập của pháp luật Việt nam so với Hiệp định và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử Việt Nam nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN năm 2019 như: bổ sung quy định về các loại chữ ký điện tử; sửa đổi một số quy định về các biện pháp chế tài hành chính xử lý vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân để đảm bảo thống nhất trong các văn bản luật; đưa ra qui định riêng đối với logistics trong thương mại điện tử; quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ...

25 Những thách thức trong quá trình hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người / Lê Hồng Hạnh, Đoàn Trung Kiên // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.3 - 18 .- 341.48

ộng đồng ASEAN (Cộng đồng) đang tìm kiếm những vấn đề pháp lý chung, cấp bách nhất để hài hòa. Tiến trình này phải dựa trên nền tảng các nguyên tắc, các qui định chung được các thành viên của Cộng đồng chấp nhận trong Hiến chương, công ước, các hiệp định khung hay các nghị định thư. Việc hài hòa hóa hài hòa hóa không chỉ có vai trò to lớn đối với các quốc ASEAN trong việc giải quyết các mối quan tâm chung, có ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên và của Cộng đồng mà còn có tác động lớn đến nhất thể hóa pháp luật hướng tới hệ thống pháp lí cộng đồng. Trong những lĩnh vực mà Cộng đồng có nhiều cơ hội để hài hòa hóa, tiến tới nhất thể hóa thì pháp luật đảm bảo quyền con người là lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện trước. Thực tế, sau khi Hiến chương ASEAN được thông qua, ASEAN đã nổ lực hài hòa hóa pháp luật về quyền con người. Tuy nhiên, có quá nhiều thách thức đối với tiến trình này. Bài viết nhận diện, phân tích một số thách thức đối với hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người.

26 ASEAN và vấn đề an ninh mạng / Đặng Nhật Duy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 18(442) .- Tr.18 - 24 .- 345.22

Trong những năm gần đây, an ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia thường xuyên phải đối mặt. ASEAN nhận thấy sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh mạng khỏi các mối đe dọa phổ biến như sự xâm nhập mạng xuyên quốc gia của các tổ chức tội phạm và khủng bố. Lý do vì không gian mạng không có biên giới lãnh thổ nên việc các quốc gia ban hành chính sách pháp luật đơn lẻ sẽ không thể giải quyết được những vấn đề an ninh mạng phát sinh trong thực tiễn. Chính vì vậy, vai trò của ASEAN là một cộng đồng chung trong việc đảm bảo an toàn trên không gian mạng cần được nâng cao hơn nữa.

27 Hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ và những dấu ấn của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch AWGIPC / Vũ Thị Thúy Liên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 35-38 .- 340

Mục tiêu hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách thỏa đáng và hiệu quả trong khu vực ASEAN thông qua các chương trình và các hoạt động hợp tác cụ thể, bao gồm việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cũng như xây dựng năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia của các nước ASEAN. Vượt qua kho khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, với sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam với tư cách Chủ tịch AWGIPC và một quốc gia thành viên, Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể, tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ chủ tịch AWGIPC của mình. Dưới sự chủ trì, điều phối của Việt Nam, AWGIPC đã rất linh hoạt, chủ động chuyển đổi phương thức tổ chức hội nghị, hoạt động hợp tác ASEAN từ trực tiếp sang trực tuyến.

28 Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới / Bùi Thị Thu Lan // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 31-33 .- 327

Trình bày lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới, với mục tiêu tăng cường hoạt động nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo tại khu vực ASEAN để biến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới. Cùng với tác động của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng từ sự cạnh tranh chiến lược của các quốc gia phát triển đã khiến cho cơ chế, chính sách của các quốc gia cũng như các khu vực cần có sự điều chỉnh, đặc biệt với khu vực ASEAN. Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 vì vậy trở thành ưu tiên thực hiện của các quốc gia thành viên ASEAN sau đại dịch COVID-19.

29 Mối quan hệ giữa thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN / Nguyễn Ngọc Hùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 73-75 .- 658

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của thu ngân sách nhà nước (NSNN) đến tăng trưởng kinh tế (TTKT) ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu bảng thu thập từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng phát triển châu Á, kết quả nghiên cứu cho thấy thu NSNN có ảnh hưởng ngược chiều với TTKT. Qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về thu NSNN hướng đến TTKT và ổn định kinh tế vĩ mô.

30 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế : trường hợp nghiên cứu ở các nước ASEAN / Nguyễn Phúc Hiền, Lê Thùy Linh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 289 .- Tr. 55-64 .- 658

Nghiên cứu này nhằm xem xét tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của 10 nước ASEAN (bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine, Brunei, Myanmar, Campuchia, Lao và Việt Nam) trong một thập kỷ từ sau khủng hoảng tài chính (2008). Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas, chúng tôi xây dựng mô hình ược lượng nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Bằng việc sử dụng mô hình dữ liệu bảng với các phương pháp Pool OLS, Fixed Effects và Random Effects để nghiên cứu sự tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế của 10 nước thuộc khối ASEAN. Kết quả cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài không có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN giai đoạn 2009-2018, trong khi đó lao động và xuất nhập khẩu đóng góp tới sự tăng trưởng kinh tế của những nước này.