CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: ASEAN

  • Duyệt theo:
1 Quốc tế hóa nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN / Khương Thanh Hà // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 48 – 56 .- 332

Nghiên cứu này phân tích tình hình và kết quả triển khai chiến lược quốc tế hóa Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc từ năm 2009 đến nay, trong đó tập trung vào các nội dung hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai các sáng kiến hợp tác tiền tệ với Trung Quốc. Kết quả rà soát cho thấy xu hướng phát triển chung các nước ASEAN đều thúc đẩy hợp tác tiền tệ với Trung Quốc, tuy nhiên, mức độ hợp tác tiền tệ của các quốc gia ASEAN với Trung Quốc khác nhau, phụ thuộc vào quy mô hợp tác và kết nối kinh tế và cân bằng chi phí - lợi ích của mỗi nước. Kinh nghiệm của các nước có những giá trị tham khảo nhất định cho Việt Nam trong việc xác định định hướng, cách thức và mức độ triển khai hợp tác tiền tệ với Trung Quốc.

2 Phát triển tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN / Phạm Thị Nga // .- 2024 .- Số 324 - Tháng 06 .- Tr. 11-18 .- 332.1

Kết quả phân tích mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát chỉ ra tác động tích cực của phát triển tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài lên phát triển kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số hàm ý lý thuyết và hàm ý chính sách giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên phát triển tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3 Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2024 .- Số 10 - Tháng 5 .- Tr. 59-68 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của thị trường vốn có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế (đại diện là tổng sản phẩm quốc nội - GDP) của các nước ASEAN. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ rõ, tổng giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch và giá trị vốn hóa trên thị trường có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tỉ lệ doanh thu trên cổ phiếu có tác động âm đến GDP nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vốn gắn với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam trong thời gian tới.

4 Ứng dụng mô hình hồi quy không gian kiểm định hiện tượng hội tụ thu nhập ở một số nước ASEAN / Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hậu, Phan Thị Vân, Nguyễn Trần Thùy Dương, Nguyễn Trúc Quỳnh // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- tR. 13-23 .- 658

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy không gian để kiểm định hiện tượng hội tụ trong thu nhập bình quân đầu người giữa 8 nước ASEAN trong 30 năm (1990 – 2020). Kết quả cho thấy có sự phụ thuộc không gian về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước, đồng thời tồn tại hiện tượng hội tụ trong thu nhập bình quân đầu người giữa các nước với tốc độ hội tụ tuyệt đối là 4,32% và tương đối là 8,69%. Trong đó, trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự chênh lệch thu nhập tương đối giữa các nước, yếu tố tiếp theo là thu nhập bình quân đầu người của thời kỳ trước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước đó.

5 Rủi ro địa chính trị và thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 / Ngô Thái Hưng, Bùi Minh Bảo // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 108-125 .- 658

Kết quả cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ giữa hai biến số trong ngắn hạn và trung hạn, hàm ý rằng GPR có tác động đáng kể đến thị trường chứng khoán ASEAN. Ngoài ra, có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa GPR và thị trường chứng khoán ASEAN, tùy thuộc vào khung thời gian và tần số khác nhau. Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và Ukraine-Nga, cho thấy mối liên hệ tiêu cực trong ngắn hạn truyền từ GPR đến thị trường chứng khoán. Kết quả này cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư và nhà làm chính sách và có thể giúp họ hiểu tốt hơn về thị trường chứng khoán biến động trong suốt thời kỳ khủng hoảng.

6 Những tác động mạnh mẽ của cộng đồng kinh tế ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam / Phạm Hữu Doanh, Phạm Ngọc Hòa // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 3-6 .- 330

Quá trình hình thành và phát triển của AEC. Tác động của AEC đến Việt Nam. Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, nâng tầm vị thế trong khu vực và thế giới.

7 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+6 / Lê Thị Thanh Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 74-76 .- 332

Bài viết sử dụng mô hình trọng lượng để phân tích các yếu tố tác động đến thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN+6 bao gồm GDP, dân số, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, tỷ giá hối đoái, biên giới quốc gia và hiệp định tự do hóa thương mại bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng: hồi quy thô, mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định và phương pháp Hausman Taylor.

8 Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc: 20 năm thực thi tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông / Nguyễn Hồng Thao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 16-20 .- 340

Ngày 11/11/2022 tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 25 tại PhnomPenh-Campuchia, hai bên đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung vinh danh 20 năm thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký ngày 4/11/2002 và cam kết sẽ tiếp tục đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

9 Hợp tác của ASEAN trong ứng phó đại dịch Covid-19 / Bùi Thị Ánh Vân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 12(273) .- Tr. 03-15 .- 327

Bài viết tổng kết lại những hoạt động hiệu quả của tổ chức trong việc kết nối các quốc gia trong khu vực cùng đẩy lùi, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thông qua việc đề cập đến các chương trình hợp tác ASEAN trong ứng phó đại dịch.

10 Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu: Kinh nghiệm của các quốc gia ASEAN và hàm ý cho Việt Nam / Trần Thị Mai Thành // .- 2022 .- Số 11(534) .- Tr. 88-100 .- 658

Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa của ASEAN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở cấp độ toàn khối, ASEAN đã có kế hoạch hành động chuỗi giá trị toàn cầu từ năm 2016. Ở cấp độ quốc gia, các nước thành viên đã triển khai các nhóm chính sách tạo môi trường thuận lợi và củng cố năng lực cạnh tranh.