CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Việt Nam

  • Duyệt theo:
41 Kinh tế Việt Nam: Tự chủ trong hoạt động thương mại hướng đi mở ra tư các Hiệp định thương mại tự do / Nguyễn Thanh // Chứng khoán Việt Nam .- 2014 .- Số 190 tháng 8/2014 .- Tr. 41 – 43 .- 330

Tích cực hội nhập quốc tế trên nền tảng kinh tế tự chủ, tiến tới chủ động hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu rộng luôn là điều kiện và giải pháp tốt nhất để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đây là vấn đề được Việt Nam đặc biệt quan tâm, đưa ra định hướng và kế hoạch lâu dài chứ không phải đợi đếnn những diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông mới đặt ra. Tất nhiên, trong thời điểm hiện nay vấn đề tự chủ kinh tế, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong hoạt động thương mại đầu tư ngày càng trở nền cấp bách hơn bao giờ hết.

42 Nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Đình Luận // Kinh tế & phát triển .- 2014 .- Số 202 tháng 4 .- Tr. 52-59 .- 658

Bài viết tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ 3 cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm – du lịch, đồng thời đánh giá nền tảng năng lực cạnh tranh của Việt Nam và nhận định những vấn đề tồn tại, hạn chế của năng lực cạnh tranh Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

43 Kinh tế Việt Nam 2013 và định hướng chính sách năm 2014 / Nguyễn Ngọc Sơn // Kinh tế & phát triển .- 2014 .- Số 200/2014 .- Tr. 13-24. .- 330

Phân tích những thành tựu, bất cập kinh tế Việt Nam năm 2013, đưa ra xu hướng kinh tế thế giới đến Việt Nam và đề xuất các định hướng chính sách cho năm 2014.

44 Những hạn chế trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục / Nguyễn Thị Hường // Nghiên cứu kinh tế, Số 9 (388)/2010 .- 2010 .- Tr. 11-19 .- 330

Trình bày những khía cạnh thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp như: hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp và chậm được cải thiện, cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả, kết cấu hạ tầng kỹ thuật yếu kém. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế: hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, điều chỉnh cơ cấu các ngành và cơ cấu phân bổ công nghiệp theo vùng lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, phát triển kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thay đổi của công nghệ,…

45 Kinh tế Việt Nam – những điểm nhấn năm 2009 và bài toán năm 2010 / TS. Nguyễn Thị Kim Nhã, TS. Nguyễn Minh Phong // Ngân hàng, Số 24 tháng 12/2009 .- 2009 .- Tr. 9-14 .- 330

Trình bày bốn điểm nhấn trong năm 2009 như ổn định kinh tế - xã hội chung, ODA giải ngân cao nhất trong các năm, dòng kiều hối và FDI vẫn sung sức, nhiều giải pháp đặc thù đã được triển khai. Bốn bài toán cho năm 2010: ngăn chặn những cơn sốt giá ngược dòng và tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế và các ngân hàng, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng và chất lượng công tác cán bộ, tăng cường sự phối hợp các giải pháp và hoạt động quản lý nhà nước.

46 Kinh tế Việt Nam đang hồi phục / // Tạp chí Tài chính, Số tháng 9/ 2009 .- 2009 .- tr. 9 - 13 .- 338.5

Trình bày thực trạng, diễn biến kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Đồng thời đưa ra một số vấn đề cần giải quyết như lãi suất và chỉ ra những rủi ro lạm phát quay trở lại.

47 Triển vọng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng / Hải Binh // Marketing Viet Nam, Số 58 - 8/ 2009 .- 2009 .- tr. 36 - 37 .- 332.1

Trình bày tình hình khủng hoảng kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Và Việt Nam đã có những cách làm nhằm đẩy lùi khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã có những chính sách như: hỗ trợ lãi suất miễn giảm, giãn một số loại thuế, kích cầu đầu tư, tiêu dùng và trợ cấp thất nghiệp...

48 Về các giải pháp ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế / GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn // Kinh tế & phát triển, Số 144/2009 .- 2009 .- Tr. 38-40, 45 .- 330

Trình bày những nguyên nhân cơ bản suy giảm kinh tế ở Việt Nam. Một số ý kiến nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế ở Việt Nam.

49 Thay đổi cấu trúc kinh tế ở Việt Nam cách tiếp cận phân tích I – O / GS. TS. Nguyễn Khắc Minh; TS. Nguyễn Việt Hùng // Kinh tế & phát triển, Số 142/2009 .- 2009 .- Tr. 29-35 .- 330

Dựa trên mô hình vào – ra tĩnh để phân rã những thay đổi trong các thành phần cấu thành tổng cầu đối với nền kinh tế Việt Nam và chỉ ra những tương tác giữa các thành phần thay đổi của tổng cầu, thay đổi kỹ thuật, và sự thay đổi của các chính sách thương mại phản ảnh thông qua mức thay thế nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu dẫn đến thay đổi cơ cấu như thế nào?

50 Kích thích tiêu dùng hàng nội địa: Nên nghiên cứu kỹ thị trường / Duy Đông // Đầu tư, Số 45(1936) .- 2009 .- Tr. 5 .- 330

Để kích thích người tiêu dùng sử dụng hàng nội yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường. Bài báo đưa ra các nguyên do như: Người Việt có nhu cầu mua hàng, nhưng phải là những mặt hàng phù hợp với khả năng chi trả của họ; Làm thế nào để dể sản xuất ra hàng hóa phù hợp với người có khả năng chi trả thấp? ... để thấy rằng khả năng phân tích, nghiên cứu thị trường trở thành điều kiện quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi muốn xâm nhập thị trường.