CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Việt Nam
31 Một số vấn đề về phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam / Ths. Nguyễn Tuấn Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 663 tháng 8 .- Tr. 12-14 .- 330
Trình bày tình hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam; Một số khó khăn, hạn chế trong phát triển khu kinh cửa khẩu và gải pháp phát triển các khu kinh tế cửa khẩu hiệu quả.
32 Đói nghèo, bất bình đẳng và mức sống dân cư cấp xã ở Việt Nam / TS. Trần Quang Tiến // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 2(465) tháng 2 .- Tr. 18-23 .- 330.597
Bài viết sử dụng tài liệu từ các cuộc tổng điều tra nông, lâm và thủy sản (2011 RAFC) năm 2011 để đánh giá tác động của mức sống dân cư và bất bình đẳng tới nghèo đói ở các xã của VN. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số hàm ý chính sách hữu ích cho Việt Nam.
33 Liên kết kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam: Cách tiếp cận từ ma trận hạch toán xã hội / Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Thị Hương // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 236 tháng 02 .- Tr. 09-16 .- 330
Có nhiều cách thức khác nhau để đo lường tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của một ngành lên toàn bộ nền kinh tế. Phân tích Ma trận hạch toán xã hội (SAM) để tính toán các liên kết là cách tiếp cận phổ biến được ứng dụng tại nhiều quốc gia. Sử dụng SAM Việt Nam năm 2012, bài viết đo lường độ lớn liên kết kinh tế bằng cách tính toán các nhân tử từ SAM. Từ đó, các ngành có liên kết mạnh được nhận diện nhằm gợi mở các chính sách kinh tế phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy, các ngành có liên kết mạnh là ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành thủy sản. Vì vậy, các công cụ và biện pháp chính sách nên ưu tiên vào những ngành này.
34 Hội nhập và những vấn đề cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam / Chu Minh Hội, Thân Thị Thùy Dương // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 10 (461) tháng 10 .- Tr. 9-16 .- 330.597
Phân tích những vấn đề cơ cấu của nền kinh tế VN gần với quá trình hội nhập, nhằm cung cấp một cách nhìn chân thực hơn về những rủi ro hơn là cơ hội mà ác hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ đưa tới cho kinh tế VN.
35 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam / TS. Vũ Đình Khoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 473 tháng 7 .- Tr. 111-113 .- 332.675 97
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, những hạn chế của FDI vào nền kinh tế và đưa ra một số giải pháp.
36 Kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế / ThS. Phạm Thị Dung, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nhi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 471 tháng 6 .- Tr.26-28 .- 330.597
Phân tích những thời cơ và thách thức, đánh giá những thành công và hạn chế và đưa ra những giải pháp để Việt Nam hội nhập thành công.
37 Tổng quan những đánh giá về kinh tế Việt Nam năm 2015 / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 3(454) tháng 3 .- Tr. 3-13. .- 330
Tổng quan bối cảnh kinh tế của Việt Nam năm 2015; Tổng quan các đánh giá về kinh tế VN năm 2015; Một số lĩnh vực nổi bật; Một số dự báo cho năm 2016.
38 Kinh tế Việt Nam qua 30 năm đổi mới, thực hiện kế hoạch 5 năm (2011–2015) và những kì vọng của năm 2016 / Nguyễn Thị Cành // Phát triển Kinh tế .- 2016 .- Số 27(1) tháng 01 .- Tr. 45-68. .- 330
Bài viết nhận định về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011–2015) và các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế VN nhìn từ phía cung và phía cầu. Tác giả phân tích bối cảnh quốc tế và những kì vọng cho kinh tế VN năm 2016, đặc biệt đưa ra những cơ hội và thách thức với VN khi tham gia Cộng đồng Kinh tế các nước ASEAN (AEC). Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp cho VN nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức để hoàn thành các mục tiêu của năm 2016 và các năm tiếp theo.
39 Kinh tế Việt Nam khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015: Thực trạng và vấn đề / Lý Hoàng Mai // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 449 tháng 10 .- Tr. 3-11 .- 330.597
Bài viết phân tích một số kết quả của kinh tế VN, đồng thời chỉ ra những hạn chế của nền kinh tế khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, qua đó đề xuất một số gợi ý nhằm hạn chế các thách thức để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
40 Chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam / Lê Tuấn Lộc // .- 2015 .- Số 447 tháng 8 .- Tr. 3- 11 .- 330
Bài viết sử dụng mô hình Balassa để nhận biết lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu và đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng công nghiệp hiện đại.