CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Việt Nam
21 Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thu Quyên // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 26-36 .- 330
Đổi mới kinh tế đổi mới chính trị không còn là vấn đề mới mẻ, đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng, nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình đổi mới, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là nhiệm vụ trọng tâm và là một nội dung cốt lõi quan trọng trong các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.
22 Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam / Phạm Đức Minh, Phạm Thị Ngân Hà // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 12-20 .- 338
Xoay quanh vấn đề tái cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng ở Việt Nam trong suốt hơn 8 năm qua kể từ khi được xác định tại Đại hội XI của Đảng.
23 Hiệu quả bảo hộ thương mại trong nền kinh tế Việt Nam – Tiếp cận từ bảng cân đối liên ngành / Hồ Đình Bảo, Nguyễn Hậu, Bùi Trinh, Trương Như Hiếu // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 264 tháng 6 .- Tr. 2-10 .- 330.597
Nghiên cứu này thực hiện đo lường mức độ bảo hộ hữu hiệu, hệ số lan tỏa của các thành tố của cầu cuối cùng đến tổng sản lượng, giá trị gia tăng và nhập khẩu dựa trên số liệu của bảng cân đối liên ngành của Việt Nam các năm 2012-2016. Kết quả thực nghiệm cho thấy trong những năm gần đây các chính sách bảo hộ dường như chỉ đang tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chủ yếu là gia công với giá trị gia tăng và mức độ lan tỏa đến nền kinh tế ở mức thấp. Trong khi đó mức độ bảo hộ đối với các sản phẩm nông, lâm và thủy sản nội địa – những ngành hàng được xác định là lợi thế của khu vực kinh tế trong nước - là không đáng kể. Hệ số bảo hộ hữu hiệu âm ở tất cả các ngành nông, lâm, thủy sản và các ngành phụ trợ trong khi đó hệ số này lại tăng ở một số ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Điều này cho thấy những người nông dân và người tiêu dùng bị thiệt hại nhiều nhất, trong khi những người hoạt động trong các khâu trung gian trong chuỗi giá trị là đối tượng được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy Việt Nam bảo hộ kém hiệu quả đối với tất cả các ngành hàng trong cùng dòng hàng hóa so với Trung Quốc.
24 Tư tưởng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX / Đỗ Thị Hải // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 12-14 .- 330.597
Phân tích về các tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ trong thế kỷ XIX, tập trung chủ yếu vào lĩnh kinh tế.
25 Tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo thông qua chuyển dịch cơ cấu lao động và thay đổi vốn nhân lực ở Việt Nam / Lê Quốc Hội, Nguyễn Thị Hoài Thu // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 258 tháng 12 .- Tr. 2-11 .- 330
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2016 và mô hình hệ phương trình đồng thời nhằm ước lượng tác động giảm nghèo của di cư trong nước thông qua thay đổi về vốn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy di cư trong nước đang góp phần giảm nghèo ở các khu vực gửi thông qua việc làm tăng vốn nhân lực cũng như thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa yếu tố địa lý và nghèo, khu vực miền núi phía Bắc đang có các điều kiện bất lợi khiến cho tỷ lệ nghèo cao và di cư trong nước bị hạn chế, trong khi đây có thể là một con đường để thoát nghèo.
26 Kinh tế Việt nam năm 2018 sẽ tăng trưởng trên nền tảng vững chắc hơn / TS.Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu BIDV // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 3 +4 tháng 2 .- Tr. 34-34 .- 330
Đánh giá những kết quả đã đạt được trong năm 2017, tồn tại, hạn chế cần phải vượt qua và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm giúp Việt Nam tăng trưởng bền vưng hơn trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
27 Mô hình dự báo cho nền kinh tế nhỏ và mở của Việt NamPhương pháp tiếp cận: BVAR-DSGE / Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Hoàng Chung // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 10 tháng 10 .- Tr. 5-38 .- 330
Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát để ước lượng cho nền kinh tế nhỏ và mở như Việt Nam. Mô hình được xây dựng và hiệu chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu dự báo đối với các biến số vĩ mô của nền kinh tế như: Tăng trưởng sản lượng, lạm phát, lãi suất chính sách, biến động trong tỉ giá hối đoái và điều kiện thương mại. Ngược lại với các nền tảng thống kê thuần túy, nghiên cứu sử dụng mô hình DSGE cho nền kinh tế mở và nhỏ như Việt Nam để cung cấp các thông tin tiền nghiệm cho mô hình ước lượng BVAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp tương đối về phương pháp tiếp cận và tính tương thích giữa các mô hình lí thuyết và dữ liệu thực tế nhằm xây dựng một mô hình dự báo có ý nghĩa cho Việt Nam.
28 Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018 / Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 246 tháng 12 .- Tr. 2-15 .- 330.597
Năm 2017, trong bối cảnh ngành công nghiệp khai khoáng suy giảm manh và nhập siêu tiếp tục gia tăng, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để có thể đạt kế hoạch tăng trưởng dự kiến 6,7%. Động lực tăng trưởng chủ yếu về phía sản xuất là từ vai trò của khu vực FDI và xu hướng gia tăng vượt trội của ngành dịch vụ, từ phía cầu là từ nhu cầu chi tiêu nội địa được cải thiện. Các biến số vĩ mô khác như lạm phát thấp và tỷ giá ổn định được ghi nhận. Tuy vậy, nền kinh tế tiếp tục đối diện với những vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm trước nhưng chưa được giải quyết, như mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, dư địa chính sách bị thu hẹp, rủi ro tài chính và rủi ro nợ công vẫn chưa giảm bớt,... Trong năm 2018 và những năm sắp tới, Chính phủ cần chuyển hướng mạnh sang chính sách trọng cung, tăng năng lực sản xuất và gia tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.
29 Tác động của các chương trình trợ cấp đến phúc lợi hộ gia đình ở Việt Nam / Nguyễn Hoàng Oanh, Nguyễn Hồng Ngọc, Hồ Đình Bảo // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 245 tháng 11 .- Tr. 22-30 .- 330
Bài viết này sử dụng phương pháp kết nối điểm xu hướng (PSM) để xác định các nhân tố quyết định khả năng tham gia hai nhóm chính sách hỗ trợ tư liệu sản xuất (HTTLSX) và hỗ trợ thu nhập (HTTN) và phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của các chính sách này đến phúc lợi hộ gia đình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các chính sách hỗ trợ tuy chưa cải thiện phúc lợi của các hộ tham gia chính sách trong giai đoạn nghiên cứu một cách rõ ràng, nhưng xu hướng tác động là tích cực theo thời gian. Đáng chú ý là, mặc dù các chính sách này không làm tăng tổng thu nhập hay tổng chi tiêu của các hộ tham gia chính sách, nhưng làm tăng đáng kể thành phần thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với nhóm được hỗ trợ về tư liệu sản xuất, đồng thời làm tăng chi tiêu cho hàng hóa lâu bền và dịch vụ y tế so với các hộ không được nhận hỗ trợ.
30 Xây dựng đặc khu kinh tế: thực tiễn Trung Quốc và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Đức Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 663 tháng 8 .- Tr. 50-51 .- 330
Khảo sát kinh nghiệm xây dựng các mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc thời gian qua, bài viết đề xuất những gợi ý đối với việc phát triển và xây dựng các mô hình đặc khu kinh tế tại Việt Nam.