CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Khách hàng
1 Cam kết khách hàng trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tài sản thương hiệu / Phùng Tuấn Thành, Lê Đình Hạc, Trần Văn Đạt // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 181-184 .- 658
Bài viết này nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với tài sản thương hiệu (TSTH), bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp cũng như vai trò điều tiết của sự cam kết của khách hàng (CKKH). Qua khảo sát với 510 khách hàng từ 25 tuổi trở lên, có thu nhập từ 25 triệu VND/tháng trở lên thường xuyên sử dụng dịch vụ khách sạn tại 20 khách sạn 4 sao và 5 sao tại TP. Hồ Chí Minh, bằng mô hình PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tài sản thương hiệu, đồng thời cũng khẳng định mối quan hệ trung gian tích cực của cam kết khách hàng và vai trò điều tiết của sự tham gia của khách hàng.
2 Đánh giá sự khác biệt của thu thập và giới tính của khách hàng đến các yếu tố đánh giá trực tiếp và lòng trung thành thương hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử / Trương Bích Phương, Nguyễn Trần Sỹ, Lê Mỹ Đoan Trang, Lê Công Lam Vũ, Trần Thị Ánh Tuyết // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 91-93 .- 658
Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự đồng nhất đối với các mức thu thập và giới tính khác nhau tacd động đến các biến định lượng; đánh giá trực tuyến, chất lượng dịch vụ trực tuyến, tình cảm khách hàng-doanh nghiệp, lòng tin thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu và truyền miệng điện tử.
3 Đánh giá sự khác biệt của thu nhập và giới tính của khách hàng đến trách nhiệm xã hội kỹ thuật số và các yếu tố liên quan đến thương hiệu của các chuỗi cà phê trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Trần Sỹ, Trương Bích Phương, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Sỹ Thắng // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 76-79 .- 658
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét sự khác biệt giữa 2 biến nhân khẩu học là giới tính và thu nhập của khách hàng đến các yếu tố: (1) Trách nhiệm xã hội kỹ thuật số, (2) Trải nghiệp thương hiệu;( (3) Niềm tin thương hiệu; (4) Đổi mới tương hiệu, (5) Tình yêu thương hiệu; (6) Lòng trung thành thương hiệu. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt của các nhân tố trên giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau và giới tính khác nhau. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị giúp các chuỗi cà phê có các chiến lược phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh.
4 Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng đối với ; sản phẩm thực phẩm OCOP Bình Định / Nguyễn Thị Kim Ánh, Đỗ Thiện Nhân // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 58-60 .- 658
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa ba vấn đề này, kết quả cho thấy chất lượng sản phẩm có tác động lớn đến giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng. Với dữ liệu khảo sát từ 402 người đã và đang tiêu dùng sản phẩm OCOP Bình Định, bằng kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc SEM, nghiên cứu này đã xác định bốn thành phần của chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng gồm: "an toàn, vệ sinh", "nhãn mác, đóng gói", "giá cả" và "niềm tin". Thông qua mô hình cấu trúc, nghiên cứu cũng cho thấy có sự ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra, bằng kiểm định T-test và Anova, kết quả không có sự khác nhau về giá trị cảm nhận và mức độ trung thành của khách hàng theo các đặc điểm cá nhân.
5 Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội / Nguyễn Thu Hà // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 658
Nghiên cứu này nhằm mục đích chứng minh sự tác động của các thành phần giá trị thương hiệu nông sản đặc sản đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được để xuất với 5 thang do là: Nhận biết thương hiệu, Liên tưởng thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Lòng trung thành thương hiệu và Nhận thức xã hội của người tiêu dùng. Dữ liệu được xử lý từ 329 phiếu khảo sát hợp lệ bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Nhận biết thương hiệu là Lòng trung thành là 2 nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định/hành vi mua nông sản đặc sản. Chất lượng cảm nhận và Nhận thức xã hội có mức tác động yếu hơn, và khống cho thấy có sự liên quan giữa Liên tưởng thương hiệu và hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của người tiêu dùng tại Hà Nội.
6 Xây dựng trải nghiệm khách hàng du lịch tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ / Trương Tiến Bình // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- .- 910
Chủ trương phát triển du lịch dựa trên khai thác các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống từ nhiều năm nay đã được đưa vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Song đến nay, hoạt động du lịch làng nghề về cơ bản vẫn chỉ diễn ra mạnh mún, nhỏ lẻ, đòi hỏi cần có cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hình phát triển để vừa bảo đảm tính bền vững, vừa bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống.
7 Các nhân tố tác động đến áp dụng IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng / Trần Thị Thùy // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 173-176 .- 658
Trong các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, thông tin về doanh thu luôn là thông tin quan trọng đối với người lập và người sử dụng thông tin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu và các hướng dẫn trình bày thông tin doanh thu trên báo cáo tài chính tuân thủ theo IFRS 15 phản ánh hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính đúng bản chất giao dịch và thông tin doanh thu trở lên minh bạch hơn với nhà đầu tư. Tuy nhiên, để áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết sử dụng phương pháp định tính, rà soát các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 bao gồm: hệ thống pháp luật, quy mô công ty, tiếp cận vốn nước ngoài, kết quả của hoạt động kiểm toán, sự tồn tại của thị trường tài chính và trình độ và năng lực của kế toán. Bài viết có thể tham khảo để xây dựng mô hình nghiên cứu tại các nước đang trong quá trình triển khai áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế nói chung và áp dụng IFRS 15 nói riêng.
8 Ảnh hưởng từ chất lượng thông tin trên báo cáo thường niên đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng / Tô Lan Phương, Vũ Hùng Mạnh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 56-62 .- 332.04
Nghiên cứu này nhằm đo lường chất lượng các thông tin được công bố trong báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam qua các năm, đồng thời làm rõ tác động của những thông tin này tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin khách quan giúp nhà đầu tư và các bên liên quan đánh giá đúng chất lượng thông tin trên báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả, đồng thời, thúc đẩy các ngân hàng cải thiện chất lượng công bố thông tin, tăng cường tính minh bạch, nâng cao hình ảnh của ngân hàng với khách hàng và công chúng.
9 Kỹ năng bán hàng và xử lý từ chối của khách hàng trong kỷ nguyên số / Nguyễn Tiến Mạnh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 19-21 .- 658.8
Bán hàng thời 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại, doanh nghiệp ngày nay muốn tồn tại được thì cần hiểu rõ được nhu cầu - hành vi của khách hàng mục tiêu đang thay đổi như thế nào để từ đó xây dựng trước các kịch bản bán hàng và kỹ năng xử lý từ chối khách hàng kết hợp với việc sử dụng các công cụ digital marketing, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăm sóc khách hàng....để mang lại cho khách hàng sự hài lòng và nhưng trải nghiệm tốt nhất khi tiếp cận sản phẩm- dịch vụ.
10 Vận dụng thẻ điểm Thanh Hóa : cân bằng tại Công ty Điện lực thực trạng và đề xuất / Trần Xuân Giao, Lê Quỳnh Anh // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- .- 658
Việc lựa chọn chiến lược phát triển đối với các tổ chức luôn là một vấn đề khó, làm thế nào để biến chiến lược thành hành động còn là vấn đề khó hơn. Những thước đo truyền thống sử dụng trong đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức, chủ yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bài báo này đề cập đến công cụ “Thẻ điểm cân bằng" (BSC), một hệ thống đo lường hiệu suất của một doanh nghiệp dựa trên bốn khía cạnh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ; Đào tạo và phát triển, giúp các doanh nghiệp chuyển tầm nhìn chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về BSC, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng BSC vào quá trình hoạt động của Công ty Điện Lực Thanh Hóa.