CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuỗi giá trị

  • Duyệt theo:
21 Liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may tại Việt Nam trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Hồng Vân, Vũ Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Thanh Hương // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 31-35 .- 658

Ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức của các hiệp định thương mại tự do, việc tăng cường liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là nhiệm vụ cấp bách. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ phân tích vai trò của liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may, những cơ hội và thách thức, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường liên kết kinh doanh trong ngành Dệt may Việt Nam.

22 Ngành Tài chính - Ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Hoàng Trúc Linh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 279-283 .- 658

Phân tích các cơ hội và thách thức của ngành Tài chính - Ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và kiến nghị một số giải pháp cho những hạn chế đang còn hiện hữu.

23 Nghiên cứu chuỗi giá trị chè ở Việt Nam thông qua trường hợp điển hình ở khu vực Hà Nội / Vũ Văn Hùng // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 127 .- Tr. 2-14 .- 658

Cây chè chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp tại khu vực Hà Nội, có vai trò góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động phổ thông, định canh - định cư cho các vùng ven đô của Hà Nội, góp phần trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng. Tiềm năng cây chè của vùng rất lớn nếu gia tăng được giá trị của các sản phẩm chè. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay cây chè mới chỉ dừng lại ở vai trò là cây xóa đói giảm nghèo chứ chưa thật sự giúp người nông dân làm giàu. Để nâng cao giá trị sản phẩm chè cần phải sớm hoàn thiện chuỗi giá trị trong sản xuất. Bài nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các khâu trong chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở khu vực Hà Nội, rút ra các khâu trọng yếu cần tác động về khoa học công nghệ và chính sách phát triển để từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành chè và nâng cao giá trị gia tăng của ngành chè ở khu vực Hà Nội.

24 Chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị mới cho sản phẩm ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Đỗ Ánh, Bùi Tiến Dũng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 1 .- Số 6(166) .- Tr.38 – 46 .- 658

Hàn Quốc là một quốc gia có ngành công nghiệp điện tử phát triển, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết phân tích quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và sự hỗ trợ chính sách của chính phủ trong phát triển chuỗi giá trị mới cho sản phẩm điện tử ở Hàn Quốc, từ đó rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

25 Chuỗi giá trị lúa gạo đồng bằng song Cửu Long: Chính sách nông nghiệp và thương mại thiếu hiệu quả / Đào Thế Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 447 .- Tr. 24-36 .- 330

Bài viết áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris, phân tích cấu trúc – hành vi – kết quả và chính sách nhằm chỉ ra các xu hướng chính của chuỗi giá trị lúa gạo đồng bằng song Cửu Long và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong chuỗi, nâng cao thu nhập nông dân.

26 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Quốc Anh, Trần Hoài Thanh // .- 2019 .- Số 126 tháng 3 .- Tr. 26-35 .- 330

Tập trung nghiên cứu tác động của CMCN 4.0 tới cơ cấu ngành ở nước đang phát triển; Thực trạng cơ cấu ngành ở nước ta và giải pháp thúc đẩu chuyển dịch cơ cấu ngành để hội nhập CMCN 4.0.

27 Giải pháp tái cơ cấu ngành chè tại Thái Nguyên / Nguyễn Thị Lan Anh, Mai Thị Thu Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 12(4870 .- Tr. 77-89 .- 658

Bước sang giai đoạn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp 2017-2020 của tỉnh Thái Nguyên nói chung, tái cơ cấu ngành chè nói riêng, bài viết phân tích lợi ích của các tác nhân tham gia chuồi sản xuất và tiêu thụ chè ở địa phương này để chứng minh rằng, chính sách phát triển sản phẩm theo đặc thù địa lý và cải thiện lợi ích các tác nhân thị trường là giải pháp trúng nhất để tái cơ cấu thành công ngành chè.

28 Tiếp cận tín dụng chính thức trong phát triển chuỗi giá trị nông sản: Động lực cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam / Đỗ Xuân Luận, Đỗ Thu Dung // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 5-27 .- 658

Nghiên cứu sử dụng số liệu từ phỏng vấn 163 nông hộ và các bên liên quan nhằm phân tích những rào cản tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng măng Bát Độ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính, kết quả cho thấy lượng tín dụng có tương quan thuận với sự gia tăng về thu nhập từ măng Bát Độ của nông hộ. Tuy nhiên, những rào cản tiếp cận tín dụng vẫn tồn tại và cản trở sự phát triển chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra các hộ là thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ và có tài sản thế chấp gặp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay; việc mở rộng lượng vốn vay có thể tăng thu nhập của nông hộ trong chuỗi giá trị; nâng cao năng lực của các tổ chức hội ở địa phương giúp giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng trong các giao dịch tín dụng ở nông thôn. Nhà nước cần đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các nông hộ có thể thế chấp vay vốn và thành lập các kênh hợp tác giữa ngân hàng, nông hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã và các bên liên quan khác nhằm kết nối cung - cầu tín dụng trong phát triển chuỗi giá trị. Ngoài ra, tiêu thụ măng Bát Độ thông qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp là cần thiết để giảm rủi ro thị trường, từ đó thúc đẩy cho vay theo chuỗi giá trị.

29 Một số vấn đề trong chuỗi cung ứng rau an toàn ở đô thị Việt Nam − Kết quả từ phân tích chuỗi giá trị rau tại Đà Nẵng / Lê Thị Minh Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 255 tháng 09 .- Tr. 93-102 .- 658.8 12

Thực phẩm an toàn là nỗi lo thường trực của mọi người dân Việt Nam. Những năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng rau an toàn, nhưng kết quả còn khiêm tốn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân tích chuỗi giá trị do Tổ chức Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) công bố năm 2008 (Making Markets Work Better for the Poor - M4P & DFID, 2008), để phân tích định tính và định lượng chuỗi cung ứng rau tại Đà Nẵng. Nghiên cứu đã mô tả được trạng thái chuỗi cung ứng rau ở Đà Nẵng; nhận diện và mô tả vai trò của các chủ thể trong chuỗi; nhận diện được thế yếu của nông hộ và vai trò quan trọng của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong chuỗi rau an toàn; phân tích định lượng giá trị mà chuỗi cung ứng rau đem lại cho mỗi mắt xích và nhận diện được vấn đề cơ bản ngăn cản sự phát triển của chuỗi cung ứng rau an toàn, đó chính là giá trị mà các chủ thể nhận được trong chuỗi rau an toàn thấp hơn so với chuỗi rau thông thường.

30 Cơ hội và thách thức của ngành hàng cà phê Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu / TS. Phạm Thị Thủy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 683 tháng 06 .- Tr. 66-68 .- 658.8

Trình bày cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của cà phê Việt Nam, thách thức đối với cà phê Việt Nam, một số định hướng cho hàng cà phê Việt Nam.