CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuỗi giá trị
1 Cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 / Trần Thị Thanh Hằng // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 174-177 .- 330
Nghiên cứu này phân tích sự thay đổi về cấu trúc của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) sau đại dịch COVID-19. Theo đó, những xu hướng thay đổi trong cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu bài viết chỉ ra được bao gồm: xu hướng đa dạng hóa và địa phương hóa trong chuỗi giá trị toàn cầu; xu hướng sử dụng công nghệ mới trong chuỗi giá trị toàn cầu; xu hướng hợp tác giữa các công ty và thay đổi danh mục sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu để giảm thiểu rủi ro và quản lý khủng hoảng. Từ thực trạng trên, tác giả đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam nhằm xây dựng phương án ứng phó với thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu.
2 Mô hình phát triển quế hữu cơ theo chuỗi giá trị ở tỉnh Yên Bái / Lê Văn Hà // .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 71-78 .- 330
Làm rõ thực trạng phát triển một số mô hình liên kết trong phát triển quế hữu cơ; nhận diện các hạn chế trong chuỗi liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác trong mỗi chuỗi liên kết. Từ đó, đề xuất một số hàm ý để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của mô hình phát triển quế hữu cơ theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
3 Thực trạng chuỗi giá trị cam Hòa Bình / Trần An Định, Đỗ Thị Lương // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 76-82 .- 657
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chuỗi giá trị sản phẩm cam trong tỉnh vận hành chủ yếu thông qua 3 kênh thị trường chính. Nông hộ là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị, kế đến là tác nhân bán buôn và bán lẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chuỗi sản xuất cam trên địa bàn huyện bao gồm thị trường, thể chế chính sách, điều kiện tự nhiên, trình độ của các tác nhân trong chuỗi, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chuỗi giá trị cam tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.
4 Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao tại Phú Yên / Đô Thị Phương Uyên, Đinh Thị Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 166 – 168 .- 658
Các thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0 được các nước ứng dụng trong lại hiệu quả cao. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng đã áp dụng chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao, giúp ngành nông nghiệp tạo ra giá trị mới cho nông sản, khắc phục những hạn chế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao tại Phú Yên và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thích ứng của phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh. Từ khóa:
5 Phát triển chuỗi giá trị nông sản tại thành phố Hà Nội / Đỗ Huy Hà, Trịnh Xuân Việt, Nguyễn Hải Biên, Đỗ Văn Phúc // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 162-164 .- 330
Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản là nhân tố quan trọng giúp nông nghiệp Hà Nội phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Hiện nay mô hình sản xuất này ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy được những tiềm năng vỗn có, để nông nghiệp thực sự là “bệ đỡ” của nền kinh tế Thủ đô
6 Phát triển chuỗi giá trị may mặc nội địa trong bối cảnh mới: Vấn đề và giải pháp / Bùi Quang Tuân, Trần Thị Vân Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 11(534) .- Tr. 3-14 .- 658
Bài viết tập trung xác định các vấn đề đặt ra trong chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, đề xuất giải pháp thức đẩy quá trình xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nội địa của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, tạo bước đệm vươn ra thị trường toàn cầu.
7 Cải tiến thời gian dây chuyền sản xuất cá tra fillet thông qua sơ đồ chuỗi giá trị : một nghiên cứu điển hình / Võ Trần Thị Bích Châu, Lê Phan Hưng, Nguyễn Thắng Lợi, Nguyễn Nhựt Tiến, Ngô Hoàng Khải, Đỗ Ngọc Hiền // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 23-29 .- 363
Nghiên cứu nhằm xác định lãng phí trong dây chuyền sản xuất cá tra fillet tại Công ty TNHH HTV Hải sản 404 dựa trên các công cụ tinh gọn. Sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) là một trong những công cụ chủ yếu nhận ra công đoạn gây lãng phí trong quá trình sản xuất và giúp định hình chuỗi giá trị trong tương lai khi áp dụng những cải tiến của hệ thống sản xuất tinh gọn. Triết lý của hệ thống sản xuất này là loại bỏ các lãng phí, trao quyền cho công nhân, giảm tồn kho và đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nâng cao năng suất, giảm hàng tồn kho trong quá trình làm việc, cải thiện chất lượng, giảm sử dụng không gian và tổ chức nơi làm việc tốt hơn. Trước tiên, bài báo tìm hiểu quy trình sản xuất của Công ty, xây dựng VSM hiện tại và nhận diện lãng phí mà Công ty gặp phải. Từ đó, sử dụng thẻ Kanban để đảm bảo chất lượng và sản lượng đầu ra, loại bỏ tồn kho bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất. Tiếp theo, xây dựng VSM tương lai và thực hiện mô phỏng quy trình sản xuất bằng phần mềm Arena nhằm kiểm chứng hiệu quả sau khi đề xuất cải tiến.
8 Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Thị Hào, Trần Thanh Thủy // .- 2022 .- Số 775 .- Tr. 35-37 .- 658
Bài viết phân tích một số nội dung liên quan đến quản trị doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
9 Thực trạng và giải pháp tái cơ cấu ngành Công nghiệp đến năm 2030 / Trần Thị Mây, Nguyễn Thị Thơm, Vũ Thị Phượng // .- 2022 .- Số 776 .- Tr. 92-94 .- 658
Bài viết trao đổi về những kết quả nổi bật trong tái cơ cấu ngành Công nghiệp giai đoạn 2011-2020, một số khó khăn, thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tái cơ cấu ngành Công nghiệp đến năm 2030.
10 Nhận diện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu / Nguyễn Việt Khôi, Shashi Kant Chaudhary // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 519 .- Tr. 35-43 .- 330
Nghiên cứu tiếp cận hai khía cạnh quan trọng nhất của chuỗi giá trị toàn cầu là sự tham gia của quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và xác định vị trí của quốc gia đó trong chuỗi, để xác định vị trí của các ngành công nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp giúp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như tham gia vào những khâu có giá trị tăng hơn trong chuỗi.