CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng trung ương

  • Duyệt theo:
21 Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương : kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam / Hoàng Thị Thanh Thúy, Vũ Thị Hải Anh, Nguyễn Minh Sáng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 42-49 .- 332.12

Bài viết phân tích những lợi ích, rủi ro mà tiền kỹ thuật số có thể mang đến cho Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những đề xuất thích hợp đối với việc phát hành tiền kỹ thuật số nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho hệ thống tài chính nước nhà, đồng thời tăng khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

22 Phân tích về điều kiện ra đời tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương / Phạm Đức Anh, Nguyễn Nhật Minh // .- 2022 .- Số 16 .- Tr. 48-57 .- 332.11

Nghiên cứu chỉ ra rằng các điều kiện gồm: Mục tiêu chính sách rõ ràng; Sự ủng hộ của các bên liên quan; Khuôn khổ pháp lý vững chắc; Năng lực công nghệ; Sự khả thi về thị trường có ý nghĩa quan trọng giúp cho CBDC được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

23 Đánh giá mức độ độc lập của ngân hàng Trung ương Việt Nam / Phùng Thế Đông, Trần Thị Trúc // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 158 .- Tr. 3-14 .- 332.12

Ngày nay các NHTW ngày càng trở nên độc lập hơn, trong đó các bằng chứng thực nghiệm tìm ra mối tương quan nghịch biến giữa mức độ độc lập của NHTW và lạm phát, nghĩa là: lạm phát có xu hướng thấp ở các nước có mức độ độ lập NHTW cao; tính độc lập của NHTW giúp giảm mạnh mức độ biến thiên của lạm phát. Trong khi đó, lạm phát gia tăng đồng nghĩa với sự gia tăng mặt bằng giá cả và tiềm ẩn rủi ro môi trường kinh tế vĩ mô; mức độ độc lập của NHTW và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ nghịch biến. Điều này cho biết, mức độ độc lập của NHTW đóng vai trò như một cơ chế cam kết đáng tin cậy, khiến Chính phủ phải có kỷ luật tài khóa chặt chẽ hơn vì không thể gây sức ép buộc NHTW phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Ở Việt Nam, mặc dù tính độc lập của NHNN Việt Nam được cải thiện đáng kể, song tính toán chỉ số độc lập của NHNN cho thấy, mức độ độc lập còn khá hạn chế về nhân sự, tài chính và chính sách. Tác giả cho rằng, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cần được chỉnh sửa bổ sung trong thời gian tới và đây cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này.

24 Triển vọng phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương / Vũ Xuân Thanh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 52-57 .- 332.11

Theo dõi và quản lý các giao dịch tiền ảo;Nghiên cứu phát hành tiền điện tử của NHTW(CBDC); Cấu trúc CBDC và hệ thống tài chinhsCow hội và thách thức liên quan đến việc phát hành và sử dụng CBDC.

25 Lựa chọn thước đo lạm phát lõi / Đặng Ngọc Tú // .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 30-34 .- 332.11

Các ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ luôn phải theo dõi các biến động nhất thời và biến động có tính xu hướng của lạm phát. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt trước những gia tăng nhất thời của lạm phát có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do đó khái niệm lạm phát lõi (core inflation) được đưa ra với mục tiêu loại trừ các biến động nhất thời của lạm phát, mà một trong các thước đo là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản. Nghiên cứu này đề xuất và so sánh các thước đo lạm phát lõi về khả năng phản ánh xu hướng lạm phát và khả năng dự báo lạm phát. Kết quả nhiên cứu cho thấy, trung bình lược bỏ (trimmed-mean) có ưu thế hơn CPI cơ bản trong vai trò thước đo lạm phát lõi.

26 Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và thách thức trong thực thi chính sách tiền tệ / Lê Thị Thùy Dung // .- 2021 .- Số 765 .- Tr. 91-93 .- 332.4

Trước các áp lực từ sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử và mục tiêu cải thiện hiệu quả của hệ thống thanh toán, hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đã thực hiện các dự án thăm dò, nghiên cứu tiềm năng phát hành tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành. Hình thức này được kỳ vọng có thể mang lại nhiều lợi thế hơn so với tiền giấy pháp định trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ. Bài viết này phân tích các tính năng chính của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và xem xét loại tiền này có thể đảm bảo các chức năng của tiền trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ không?.

27 Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và những vấn đề đặt ra với Việt Nam / Nguyễn Thế Bính // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 65-67 .- 332.12

Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số được phát hành bởi ngân hàng trung ương. Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành tiền kỹ thuật số nhằm mục tiêu số hóa tiền mặt; cung cấp một phương thức khả thi để kiểm soát nền kinh tế số; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã, đang tiến hành nghiên cứu và phát triển tiền kỹ thuật số do tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành, nắm bắt xu thế này, Việt Nam cũng cần nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật, thiết lập các quy chuẩn để đưa vào quản lý tiền kỹ thuật số khi Ngân hàng trung ương phát hành.

28 Triển khai tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức / Phạm Thị Thái Hà, Phạm Văn Rạng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 62+64 .- 332.12

Tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối, cho thấy đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng đồng tiền kỹ thuật số riêng, giống như đồng tiền kỹ thuật số đang lưu hành hoặc đang được thí điểm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

29 Tiền kỹ thuật số của NHTW : kinh nghiệm toàn cầu / TS. Nguyễn Đình Trung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 15 .- Tr. 41-43 .- 332.4

Tiền NHTW; Thách thức số hóa; tác động của địa dịch; Các mô hình CBDC bán lẻ; Sand box cho CBDC

30 Quan hệ cân bằng dài hạn giữa mức độ độc lập của ngân hàng trung ương và lạm phát tại Việt Nam / Huỳnh Quốc Khiêm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 64-66 .- 332.11

Dựa vào dữ liệu lạm phát thu thập từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chỉ số độc lập của ngân hàng trung ương được tính toán theo Cukierman (1992), bài viết sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để đo lường tác động dài hạn của mức độ độc lập của ngân hàng trung ương đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020. Kết quả cho thấy, chỉ số độc lập của ngân hàng trung ương và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có quan hệ nghịch chiều trong dài hạn. Theo đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường mức độ độc lập cho ngân hàng trung ương.