CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng trung ương

  • Duyệt theo:
1 Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng / Nguyễn Tường Vân, ThS. Lê Văn Hinh, Lê Đức Minh, Vũ Thị Thu Thủy, Đỗ Ngọc Anh, Phạm Thị Hồng Ngọc, Phạm Trung Dũng, Nguyễn Minh Thủy Tiên // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 9-13 .- 332

Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến nhận thức tài chính của người tiêu dùng tại Việt Nam tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc hành vi tài chính, nghĩa là nhận thức tài chính càng cao thì hành vi tài chính càng cao. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng, các biến như: Thu nhập, chuyên ngành, nội dung truyền thông và kênh truyền thông có tác động đáng kể tới hành vi tài chính. Dựa trên kết quả này, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp khắc phục các hạn chế và nâng cao tầm ảnh hưởng của truyền thông CSTT đến người tiêu dùng Việt Nam.

2 Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương: thực tiễn trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Điểm // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 154 - 157 .- 332

Bài viết này tập trung vào việc tìm hiểu về tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, thực trạng phát triển trên thế giới, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển tiền kỹ thuật số.

3 Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 55-60 .- 332.12

Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân. Trong bối cảnh đó, chính phủ các nước cần nắm bắt các vấn đề cơ bản của tiền tệ kĩ thuật số đối với hệ thống tiền tệ và thực trạng phát triển trên thế giới; qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với sự phát triển của tiền tệ số trong thời kì mới. Tương thích, quản lí rủi ro, bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Tính bền vững và an toàn của hệ thống tài chính toàn cầu phụ thuộc vào sự hợp tác và nghiên cứu liên tục, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ của tiền điện tử; việc nắm bắt và giải quyết các thách thức này sẽ quyết định hình thức tương lai của thanh toán và tài chính quốc tế. Bài viết phân tích những lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC).

4 Giám sát rủi ro biến đổi khí hậu của ngân hàng trung ương các nước châu Âu và gợi ý cho Việt Nam / Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Quý // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 63-68 .- 332

Rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu đã làm phát sinh những rủi ro đáng kể cho sự ổn định tài chính ở mỗi quốc gia. Nghiên cứu này phân tích kênh truyền dẫn của rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu từ rủi ro vật chất, rủi ro chuyển đổi sang rủi ro đối với hệ thống tài chính và hành động ứng phó của ngân hàng trung ương các nước châu Âu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về mặt chính sách đối với Việt Nam trong giám sát tài chính trước những tác động từ biến đổi khí hậu.

5 Kinh nghiệm quốc tế về phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Danh Nam, Lê Thu Hằng, Nguyễn Thị Nguyệt // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 117-120 .- 332.04

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đều có sự thay đổi. Lĩnh vực tiền tệ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một số quốc gia đi đầu bắt đầu quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sử dụng một hình thái tiền tệ mới. Hiện nay, số lượng ngân hàng trung ương trên khắp thế giới nghiên cứu về tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC - Central Bank Digital Currency) đang ngày càng tăng. Sự ra đời của tiền kỹ thuật số là một sự tiến hóa tự nhiên, phù hợp với nhiều khía cạnh khác của cuộc sống khi chuyển sang lĩnh vực kỹ thuật số.

6 Đo lường mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam và một số khuyến nghị / Huỳnh Quốc Khiêm // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 45 - 47 .- 332.04

Nghiên cứu này, mức độ đọc lập của Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam còn tương đối thấp nhưng có khuynh hướng tương dần theo thời gian. Nghiên cứu cũng đề xuất các khuyến nghị để cải thiện chỉ số này nhằm tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Việt Nam với chức năng là Ngân hàng Trung ương tại thời gian tới.

7 Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đối với tính bao trùm tài chính / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 36-43 .- 332.12

Tính bao trùm tài chính đang là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế hiện đại. thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) xuất hiện như một công cụ tiềm năng để cách mạng hóa tính bao trùm tài chính. Bài viết khảo sát các tác động của CBDC đối với tính bao trùm tài chính. CBDC có thể giúp cải thiện tiếp cận dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng, tăng hiệu quả giao dịch và thúc đẩy giáo dục tài chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các vấn đề về an ninh mạng, quyền riêng tư và bất bình đẳng có thể nảy sinh. Để tối đa hóa lợi ích của CBDC, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan như chính phủ, ngân hàng trung ương, doanh nghiệp công nghệ và tổ chức phi chính phủ. CBDC mang đến cơ hội lớn cho bao trùm tài chính nếu được triển khai một cách thận trọng.

8 Điều kiện phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và một số đề xuất, kiến nghị / Nguyễn Thị Hải Bình, Vũ Văn Hoản, Lê Hồng Vân // .- 2023 .- Số 15 .- .- 332.12

Trong những năm qua, tiền kỹ thuật số trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu và thu hút sự chú ý đặc biệt của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước. Trong bối cảnh đó, các NHTW trên thế giới đang dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu và triển khai phát hành các loại tiền kỹ thuật số quốc gia của riêng họ (CBDC). Hầu hết các NHTW đều đã và đang tìm hiểu về CBDC, trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu kỹ các điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng phát hành như khung pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, quản lý giám sát,... để đảm bảo CBDC khi được phát hành có thể hòa chung vào dòng chảy tài chính mà không gặp sự cố đáng kể nào. Là một nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế - tài chính toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự vận động chung của thế giới. Chính vì vậy, những nghiên cứu bước đầu về các điều kiện tiên quyết để phát hành CBDC sẽ tạo nền tảng quan trọng cho cách tiếp cận và các bước đi tiếp theo của Việt Nam đối với đồng tiền hết sức mới mẻ này.

9 Dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ: Thực tiễn các quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm / Trương Hoàng Diệp Hương, Đào Bích Ngọc // Ngân hàng .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 53-59 .- 332.11

Bài nghiên cứu tổng quan về dữ liệu mới phục vụ chính sách tiền tệ, thực tiễn NHTW các quốc gia châu Á, từ đó đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

10 Tiếp cận tiền kỹ thuật số tại Việt Nam và một số khuyến nghị / Nguyễn Quốc Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 88-91 .- 332.1

Tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành, được đánh giá là xu hướng phát triển mới nhưng cũng là thách thức đối với tiền tệ thế giới. Lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn của tiền kỹ thuật số đối với nền kinh tế, tài chính đã cản trở sự phát triển của tiền kỹ thuật số ở nhiều quốc gia. Bài viết này tìm hiểu các vấn đề cơ bản về xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành; phân tích lợi ích và thách thức đối với việc thực thi chính sách tiền tệ; đồng thời trình bày kinh nghiệm phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương ở một số quốc gia trên thế giới với Việt Nam.