CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Triết lý giáo dục

  • Duyệt theo:
1 Triết lý giáo dục Islam giáo của Malaysia và một vài hàm ý cho Việt Nam / Vũ Thị Thanh // .- 2023 .- Số 07 (215) - Tháng 7 .- Tr. 20 - 28 .- 327

Hệ thống giáo dục của Malaysia được hướng dẫn theo Triết lý Giáo dục (TLGD) Quốc gia Malaysia nhấn mạnh rằng, giáo dục hội nhập phải là lực đẩy chính trong việc giáo dục và tạo ra những học sinh có khả năng cạnh tranh quốc tế. Cùng với việc thực hiện một số mũi nhọn để đạt được mục tiêu đó, TLGD cũng đặt nền tảng giáo dục thông qua việc hình thành một cộng đồng tri thức đặc thù làm nền tảng cho sự phát triển quốc gia hội nhập. Đạt được mục tiêu này sẽ góp phần tạo nên bước tiến mạnh mẽ và thực chất trong việc giải quyết những thách thức của toàn cầu hóa mà mỗi cá nhân trong xã hội Malaysia cần phải đối mặt. Nội dung TLGD tập trung vào truyền tải các giá trị, niềm tin vào Chúa và thái độ liên quan quá trình phát triển của cá nhân và xã hội. Những giá trị, niềm tin và thái độ này quyết định phương hướng giáo dục của Malaysia, đặc biệt là mục đích, mục tiêu, phân phối nội dung và đánh giá giáo dục. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với những tài liệu sẵn có để tìm hiểu về nội dung, nội hàm TLGD của Malaysia; phân tích ý nghĩa, vai trò của TLGD Quốc gia Malaysia đối với chính sách phát triển giáo dục của quốc gia này.

2 Giáo dục khai phóng, giáo dục nhân văn và một số gợi ý cho giáo dục đại học ở Việt Nam / Đoàn Thị Cẩm Vân // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 86-93 .- 371.1

Mô hình giáo dục khai phóng là mô hình giáo dục phổ biến ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây. Giáo dục khai phóng hướng đến việc đào tạo ra những con người tự do trong học tập, trong nghiên cứu, khai phá sức sáng tạo, tạo nên sự bức phá. Mô hình giáo dục ấy là mô hình tương thích với xu thế vận động của kinh tế, khoa học - công nghệ toàn cầu. Tuy vậy, những biểu hiện thiếu tích cực của đời sống văn hóa - tinh thần của người Việt lại làm cho nhiều học giả quan tâm đến phát triển giáo dục nhân văn. Vì thế, bài viết của tác giả hướng đến mục tiêu trình bày một số nội dung của triết lý giáo dục khai phóng và giáo dục nhân văn, từ đó rút ra một số gợi ý cho giáo dục đại học Việt Nam.

3 Triết lý phát triển giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh và giá trị vận dụng ở nước ta hiện nay / Đỗ Thị Thu Thuý // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.130-132 .- 335.527 1

Triết lý phát triển giáo dục Hồ Chí Minh là luận điểm, mệnh đề, tư tưởng cốt lõi nhất của Người về mục tiêu, bản chất, động lực, nội dụng, khuynh hướng của sự vân động, phát triển của nền giáo dục cách mạng phù hợp với đặc điểm văn hoá - xã hội Việt Nam. Triết lý phát triển ấy là ánh sáng soi đường, vạch ra phương hướng cơ bản cho chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong những năm qua và cả thời gian sắp tới. Trong giai đoạn hiện nay, kho tàng triết lý phát triển giáo dục Hồ Chí Minh cần được tiếp tục khai thác nhằm cơ sở lý luận có tích chất nền tảng, kim chỉ nam của triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.

4 Quan điểm của Jiddu Krishnamutri về các đặc trưng của nền giáo dục chân chính / Võ Anh Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 2(87) .- Tr. 38-44 .- 327

Trình bày các đặc trưng của nền giáo dục chân chính, những thay đổi về phương pháp và nội dung trong giáo dục nhằm kiến tạo nên một nền giáo dục mới, đúng đắn và phù hợp hơn đối với người học.

5 Triết lý phát triển con người của Hồ Chí Minh và việc vận dụng ở Việt Nam hiện nay / Doãn Thị Chín, Nguyễn Tùng Lâm // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 39 - 47 .- 190

Khai thác và nắm vững bản chất nội dung cơ bản trong triết lý phát triển con người của Hồ Chí Minh, đồng thời ứng dụng vào sự nghiệp phát triển đất nước, con người trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

6 Cần có triết lí giáo dục ở trường Đại học Luật Hà Nội / Lê Thanh Thập // Luật học .- 2018 .- Số 6 (217) .- Tr. 82 – 90 .- 340

Trên cơ sở phân tích nội dung, vai trò của triết lí nói chung và triết lí giáo dục nói riêng; xuất phát từ mục tiêu đào tạo và thực tiễn truyền thống văn hóa của Trường Đại học Luật Hà Nội, bài viết nêu rõ tầm quan trọng của việc xác định triết lí giáo dục và đề xuất triết lí giáo dục ở Trường Đại học Luật Hà Nội.