CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thi hành án
1 Kê biên tài sản thế chấp trong thi hành án dân sự / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 50- 61 .- 340
Việc kê biên tài sản thế chấp trong thi hành án dân sự đang gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập trong pháp luật cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật thi hành án dân sự dẫn đến chấp hành viên không kê biên, xử lí được tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác cho dù tài sản đó đủ điều kiện kê biên. Bài viết phân tích, luận giải các vướng mắc, bất cập này, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về kê biên tài sản thế chấp trong thi hành án dân sự.
2 Cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả bản án, quyết định dân sự của tòa án ở Việt Nam / Nguyễn Văn Nghĩa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 11-22 .- 340
Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định cần xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành. Trên cơ sở đó, hệ thống các cơ chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định đã từng bước được hoàn thiện. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái quát các cơ chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Tòa án, từ bảo đảm về chính trị, thể chế, tổ chức bộ máy cưỡng chế thi hành án dân sự đến hệ thống các biện pháp chế tài áp dụng trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ ra các bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
3 Xây dựng chuyên ngành luật thi hành án dân sự của trường đại học luật Hà Nội tiếp cận từ góc độ so sánh / Trần Anh Tuấn // Luật học .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 136-148 .- 340
Bài viết phân tích, đối sánh về chương trình đào tạo nguồn lực thi hành án dân sự ở châu Âu, điển hình là Cộng hòa Pháp, Vương quốc Bỉ và chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án, nghề thừa phát lại của Học viện Tư pháp Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, giải pháp cho việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội.
4 Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam về biện pháp bảo đảm phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án dân sự / Trần Phương Thảo // .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 82 - 92 .- 340
Bài viết nghiên cứu và đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành về biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án, tham khảo thực tiễn áp dụng để nhận ra những vướng mắc, bất cập, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị về điều kiện, thời hạn, thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.
5 Quyền yêu cầu thi hành án phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm / Đặng Thanh Hoa, Cao Nhất Linh // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.33-41 .- 346
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) đều có qui định về "phần" bản án sơ thẩm nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà không bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phát sinh hiệu lực và có giá trị thi hành. Qua một tình huống thực tiễn minh họa, bài viết phân tích, luận giải về việc từ chối thi hành án trong trường hợp này cần phải được xem xét thận trọng vì có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của đương sự.
6 Phân loại việc thi hành án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Hoàng Thị Thanh Hoa // Nghề luật .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 29 - 36 .- 340
Phân loại việc thi hành án dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thủ tục tổ chức thi hành án. Phân loại chính xác việc thi hành án không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành án mà còn làm cơ sở cho việc hoàn thiện chế độ thống kê, báo cáo trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên, hiện nay công tác phân loại việc thi hành án vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phân loại việc thi hành án dân sự và đề xuất một số giải pháp liên quan, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác này.
7 Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên / Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Thị Thanh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 80 - 85 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các vấn đề pháp lý quan trọng về chế định bảo lĩnh trong tố tụng hình sự, bao gồm: (i) Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (ii) Nghĩa vụ cam đoan của bị can, bị cáo và điều kiện nhận bảo lĩnh của cá nhân, cơ quan, tổ chức; (iii) Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể; (iv) Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (v) Thủ tục áp dụng bảo lĩnh và các trường hợp huỷ bỏ áp dụng bảo lĩnh. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chế định bảo lĩnh.
8 Điều kiện kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển nhượng / Đặng Thanh Hoa, Huỳnh Quang Thuận // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.33 – 46 .- 340
Bài viết phân tích các điều kiện để cơ quan thi hành án dân sự tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển nhượng cho người khác theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ đó, bài viết chỉ ra một số bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định nêu trên và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.
9 Việc thi hành án dân sự điển hình / Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Thị Thanh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 19 – 26 .- 340
Việc thi hành án dân sự điển hình” là thuật ngữ pháp lý mới được sử dụng ở nước ta. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích để làm rõ thuật ngữ “việc thi hành án dân sự điển hình”, các tiêu chí để phân biệt với các loại việc thi hành án dân sự khác và nêu ra ý nghĩa của việc xác định “việc thi hành án dân sự điển hình” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng và thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trên thực tiễn.
10 Những khó khăn, bất cập trong thi hành án dân sự khi tổ chức thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm / Hồ Quân Chính // Nghề luật .- 2020 .- Số 2 (2020) .- Tr.16 – 25 .- 340
Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp các bản án, quyết định được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo Khoản 2 Điều 2 Luật thi hành án dân sự (THADS). Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án thì các bản án, quyết định này có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thủ tục thi hành loạt quyết định này được quy định tại một mục riêng trong Luật THADS. Quy định này hiện nay đang gặp phải một số khó khăn, bất cập. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập này chủ yêu xuất phát từ các quy định luật về thi hành án dân sự chưa sát với thực tế và một phần do nó không còn phù hợp với các quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Chính vì vậy, đã gây ra không ít khó khăn cho Cơ quant thi hành án dân sự và làm giảm hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu về vấn đề này để kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành án dân sự.