Những khó khăn, bất cập trong thi hành án dân sự khi tổ chức thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
Tác giả: Hồ Quân ChínhTóm tắt:
Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp các bản án, quyết định được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo Khoản 2 Điều 2 Luật thi hành án dân sự (THADS). Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án thì các bản án, quyết định này có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thủ tục thi hành loạt quyết định này được quy định tại một mục riêng trong Luật THADS. Quy định này hiện nay đang gặp phải một số khó khăn, bất cập. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập này chủ yêu xuất phát từ các quy định luật về thi hành án dân sự chưa sát với thực tế và một phần do nó không còn phù hợp với các quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Chính vì vậy, đã gây ra không ít khó khăn cho Cơ quant thi hành án dân sự và làm giảm hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu về vấn đề này để kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành án dân sự.
- Kê biên tài sản thế chấp trong thi hành án dân sự
- Cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả bản án, quyết định dân sự của tòa án ở Việt Nam
- Xây dựng chuyên ngành luật thi hành án dân sự của trường đại học luật Hà Nội tiếp cận từ góc độ so sánh
- Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam về biện pháp bảo đảm phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án dân sự
- Quyền yêu cầu thi hành án phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm