CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xử lý--Nước mặn
1 Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến hiệu quả xử lý nước mặt vùng ven biển / Phạm Thành Đạt, Đặng Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 114-118 .- 628
Bài báo này sẽ đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến hiệu quả xử lý nước sông vùng ven biển miền Bắc Trung bộ với các thông số chất như chất hữu cơ, độ đục, và sự hình thành các sản phẩm phụ trong quá trình khử trùng.
2 Ứng dụng công nghệ xử lý nước và môi trường tại Công ty Nam An / // .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 45-46 .- 628.4
Công ty TNHH Môi trường Công nghệ cao Nam An một trong số những công ty tham gia thành lập chi hội vật lý doanh nghiệp của hội Vật lý Việt Nam. Gồm nhiều sản phẩm kinh doanh các hệ thống thiết bị công nghệ cao không ngừng nâng cấp và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường. Với hệ thống thiết bị xử lý nước ngầm và nước mặt Công ty luôn mong muốn nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu người dùng.
3 Phá quang kỳ giống lúa mùa Nàng Quớt Biển bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt / Trần Thị Phương Thảo, Võ Công Thành, Nguyễn Bích Hà Vũ // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.50-55 .- 572
Trước tình hình biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long đang cần những giống lúa ngắn ngày (90-120 ngày), có khả năng chịu mặn cao (12-19 dSm^-1), kháng rầy nâu và phẩm chất tốt. Nàng Quớt Biển là một giống lúa mùa có khả năng chịu mặn 12-15 dSm^-1. Tuy nhiên, giống có thời gian sinh trưởng khá dài (150-180 ngày). Chính vì vậy, giống lúa mùa Nàng Quớt Biển được phá quang kỳ bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt ở 50 độ C trong thời gian 5 phút. Các dòng đột biến được trắc nghiệm khả năng chống chịu mặn theo phương pháp của IRI (1997), phân tích đánh giá phẩm chất qua các thế hệ và trắc nghiệm khả năng chống chịu rầy nâu, sau cùng kiểm tra độ thuần bằng phương pháp điện di SDS-PAGE. Kết quả cho thấy ở thế hệ M4 chọn được hai dòng ưu tú NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-1-6-3 thuần có thời gian sinh trưởng ngắn (<=110 ngày), chiều cao cây <=120cm, hàm lượng amylose <20%, chống chịu rầy nâu, chống chịu đổ ngã. Đặc biệt, hai dòng này có khả năng chịu mặn ở 19dSm^-1 (cấp 5) và đều thích hợp cho mô hình tôm – lúa.
4 Công nghệ xử lý nước biển trong cấp nước an toàn trường hợp điển hình ở đảo Cát Bà / Võ Anh Tuấn // .- 2019 .- Tr. 45-48 .- Số 12(314) .- 363
Trình bày cơ sở và đối tượng nghiên cứu, chi tiết quy trình công nghệ xử lý nước biển trong cấp nước an toàn ở đảo Cát Bà.
5 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý TDS và độ mặn của nước biển giả định bằng màng lọc UF và RO / Nguyễn Xuân Dũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 14 (292) .- Tr.20 – 21 .- 336.7
Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý TDS và độ mặn của nước biển giả định bằng màng lọc UF và RO nhằm cung cấp nước sạch cho người dân để giảm được tình trạng xâm nhập mặn.