Phá quang kỳ giống lúa mùa Nàng Quớt Biển bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt
Tác giả: Trần Thị Phương Thảo, Võ Công Thành, Nguyễn Bích Hà VũTóm tắt:
Trước tình hình biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long đang cần những giống lúa ngắn ngày (90-120 ngày), có khả năng chịu mặn cao (12-19 dSm^-1), kháng rầy nâu và phẩm chất tốt. Nàng Quớt Biển là một giống lúa mùa có khả năng chịu mặn 12-15 dSm^-1. Tuy nhiên, giống có thời gian sinh trưởng khá dài (150-180 ngày). Chính vì vậy, giống lúa mùa Nàng Quớt Biển được phá quang kỳ bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt ở 50 độ C trong thời gian 5 phút. Các dòng đột biến được trắc nghiệm khả năng chống chịu mặn theo phương pháp của IRI (1997), phân tích đánh giá phẩm chất qua các thế hệ và trắc nghiệm khả năng chống chịu rầy nâu, sau cùng kiểm tra độ thuần bằng phương pháp điện di SDS-PAGE. Kết quả cho thấy ở thế hệ M4 chọn được hai dòng ưu tú NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-1-6-3 thuần có thời gian sinh trưởng ngắn (<=110 ngày), chiều cao cây <=120cm, hàm lượng amylose <20%, chống chịu rầy nâu, chống chịu đổ ngã. Đặc biệt, hai dòng này có khả năng chịu mặn ở 19dSm^-1 (cấp 5) và đều thích hợp cho mô hình tôm – lúa.