CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp

  • Duyệt theo:
21 Doanh nghiệp quân đội tham gia lao động sản xuất trong tình hình mới / Nguyễn Văn Long // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 83-85 .- 658

Tham gia lao động sản xuất là một trong những chức năng cơ bản của quân đội ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ trong các thời kỳ cách mạng; đồng thời, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, doanh nghiệp quân đội cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, gắn kinh tế với quốc phòng, chú trọng sản xuất trang thiết bị, vũ khí, khí tài quân sự công nghệ cao.

22 Chính sách thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu và khuyễn nghị cho Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Vũ Thanh Hà // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 43-53 .- 330

Trình bày khái niệm xã hội doanh nghiệp. Phân tích bối cảnh hình thành và phát triển chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu. Nghiên cứu thực tiễn triển khai chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Liên minh châu Âu.

23 Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thành Luân // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 45 – 58 .- 340

Bài viết tập trung so sánh và phân tích quy định pháp luật đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và Việt Nam về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế và thu nhập được miễn thuế. Trên cơ sở này, bài viết sẽ rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

24 Kiểm soát hoạt động mua lại doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh quốc gia theo pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Nam Dương // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 59 – 70 .- 340

Trong bài nghiên cứu sau đây, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh luật để (i) giới thiệu tổng quan pháp luật Hoa Kỳ trong kiểm soát hoạt động mua lại doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh quốc gia; (ii) rút ra những kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong kiểm soát hoạt động mua lại doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.

25 Quản lý, giám sát doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Huệ Thu // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 69 – 71 .- 658

Trong giai đoạn 2020 – 2022, TTCK Việt Nam là thị trường biến động mạnh nhất thế giới khi tăng trưởng kỷ lục và cũng giảm mạnh tương ứng trong giai đoạn từ đầu năm 2022 đến tháng 10/2022. Điều này đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý, giám sát thị trường trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và là thành phần kinh tế không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam, có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về nguyên tắc, các doanh nghiệp FDI được đối xử bình đẳng và hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

26 Ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu vùng đến các doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam hiện nay / Đỗ Minh Ngọc // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 58 – 59,57 .- 658

Hiện nay, lương tối thiểu vùng là cơ sở để doanh nghiệp trả lương cho người lao động. Theo đó, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho người lao động khi họ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

27 Đào tạo nguồn nhân lực nhằm duy trì và phát triển bền vững tại các doanh nghiệp may Việt Nam / // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 58-60 .- 658.3

Trong thời đại Công nghệ 4.0 với sự mở rộng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, động hóa. Sự phát triển của công nghệ và sự lan truyền của internet đã tạo ra môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh. Các hệ thống sử dụng trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may. Chính vì các doanh nghiệp may cần phải nhập cuộc mạnh mẽ trong việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động đang có của mình nhằm hướng tới bộ máy hoạt động tinh gọn hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tế hiện và xây dựng một nguồn nhân lực bền vững, có khả năng thích nghi và phát triển trong thời đại số.

28 Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ / Trần Thị Ngát, Hà Thị Hương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 64-66 .- 658

Đối với doanh nghiệp sản xuất theo phương thức gia công thuần túy thì con đường duy nhất để sản xuất có hiệu quả là tăng năng suất, chất lượng do đó phải nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng tổ sản xuất. Vì tổ trưởng tổ sản xuất may là người trực tiếp quản lý tại chuyền may, chịu trách nhiệm về năng suất và chất lượng, số lượng thành phẩm khi nhập kho; là người đứng đầu điều hành, chỉ huy một nhóm công nhân thực hiện các giai đoạn công nghệ may trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm sản xuất - Dịch vụ (TTSXDV).

29 Thực trạng về đánh giá và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh Hậu Giang / Trần Thị Hà // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 69-71 .- 658

Tỉnh Hậu Giang những năm gần đây được đánh giá là môi trường đầu tư nhiều tiềm năng và hấp dẫn với doanh nghiệp. Chính quyền tỉnh đã và đang có các chính sách thu hút nhà đầu tư. Để tiếp tục có chính sách phù hợp cần hiểu rõ hơn về những đánh giá của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này nhóm giả dựa trên số liệu khảo sát được để đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh để đó đề xuất các gợi ý chính sách.

30 Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và kiến nghị giải pháp / Nguyễn Minh Trang // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 72-74 .- 658

Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng, giữa nghiên ứng dụng. Trong nền kinh tế thị trường, trường đại học được xem như là một doanh nghiệp, “sản phẩmsinh viên phải được thị trường lao động chấp nhận chứ trường đại học không thể đào tạo theo những mình có. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển các mô hình hợp tác giữa các TĐH và DN còn chế. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.