CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vốn ODA
1 Giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài / Phạm Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 21-24 .- 330
Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, công tác giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài, trong 8 tháng năm 2023 đạt 25,26% kế hoạch được giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (15,48%). Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra, tỷ lệ giải ngân từ vốn vay nước ngoài vẫn còn thấp, chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn này, các bộ, ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
2 Thu hút và sử dụng vốn ODA ở việt nam trong bối cảnh mới / Nguyễn Anh Dũng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 43-45 .- 332
Việt Nam bước vào giai đoạn 2018 - 2022 trong bối cảnh đất nước huy động vốn tài trợ cho phát triển từ cộng đồng quốc tế. Với sự lớn mạnh về quy mô nền kinh tế, cải thiện thu nhập trên đầu người, các nhà tài trợ đã đặt vấn đề Việt Nam đủ điều kiện "trưởng thành" và “tốt nghiệp” đối với các nguồn vốn hỗ trợ phát triển. Các nhà tài trợ viện trợ không hoàn lại lên kế hoạch dần rút lui khỏi Việt Nam để chuyển sang các địa bàn khác có ưu tiên cao hơn. Đồng thời, điều kiện vay vốn từ các nhà tài trợ cũng dần chuyển sang các mức kém ưu đãi hơn. Từ quốc gia nhận viện trợ trong những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã chuyển dần sang vị thế của nước đối tác; quan hệ của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng nhà tài trợ từ năm 2013 đã chuyển sang quan hệ đối tác về chính sách, cùng phấn đấu vì các mục tiêu phát triển chung.
3 Một số giải pháp phát triển hạ tầng hướng đến tăng trưởng bền vững trong bối cảnh “tốt nghiệp” ODA của Việt Nam / Lương Hoàng Phương Thảo, Ngô Hồng Hạnh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 3-9 .- 330
Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong nhận viện trợ tài chính do tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc "tốt nghiệp" ODA có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những thách thức nhất định, chẳng hạn như áp lực gia tăng của các khoản nợ nước ngoài; tăng tác động đến phát triển xã hội. Tuy nhiên, "tốt nghiệp" ODA đã mang lại những cơ hội nhất định cũng như tăng cường tính độc lập của Việt Nam trong huy động vốn, phát triển kinh tế. Nghiên cứu này đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình kinh tế của Việt Nam, qua đó góp phần khắc phục những khó khăn trong giai đoạn “tốt nghiệp" ODA.
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ODA các chương trình, dự án thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo / Nguyễn Hải Hưng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 7(228) .- Tr. 5-8 .- 658
Với đặc điểm đặc thù riêng có của ngành, nên việc quản lý vốn ODA các chương trình, dự án sử dụng thuộc Bộ GDĐT cũng có những nét riêng và chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác biệt. Để có giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, bài viết tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn ODA các chương trình, dự án sử dụng thuộc Bộ GDĐT.
5 Đánh giá tác động kinh tế các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam: Nguồn vốn ODA Nhật Bản / Trần Anh Tùng // .- 2022 .- Số 63(73) .- .- 330
Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy khoảnh khắc tổng quát để chứng minh mối quan hệ tương quan dương giữa nguồn vốn ODA của Nhật Bản và sự tăng trưởng về giá trị công nghiệp tính trên đầu người. Kết hợp so sánh lãi suất để tổng hợp thành những lợi ích so sánh với các chi phí mà nguồn vốn ODA từ Nhật Bản mang lại.
6 Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam và một số khuyến nghị / Nguyễn Văn Đạt, Trần Thị Cẩm Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 79 - 81 .- 658
Trong thời gian qua tổng nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 lên tới khoảng 39,5 tỷ USD. Trong đó, chủ yếu tập trung vào kĩnh vực giao thông vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ. Căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình và dự án đã ký kết, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến giải ngân thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 25 -30 tỷ USD, bình quân năm đạt 5-6 tỷ USD, tăng 14% so với thời kỳ 2011 - 2015 và chiếm khoảng 55 - 66% vốn đầu tư phát triển huy động từ bên ngoài.
7 Đổi mới quản lí sử dụng vốn ODA trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam / Nguyễn Hồng Thái // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 97-101 .- 658
Thực tế cho thấy, Việt Nam ngày càng chủ động tiếp cận, đàm phán và tiếp nhận các khoản vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình của thế giới, do vậy phải vay ODA theo điều kiện thị trường với điều khoản vay trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 02% - 3.5%. Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải có nhận thức, cách tiếp cận và hành động phù hợp với hoàn cảnh mới để sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
8 Cải thiện chất lượng sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thông qua nâng cao năng lực các ban quản lý dự án / TS. Phạm Minh Tú, ThS. Phạm Tiến Dũng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 13 (502) .- Tr. 37-41 .- 332.1
Tổng quan về dự án ODA và vốn vay ưu đãi tại Việt nam; Thực trạng năng lực hoạt động của các ban quản lý dự án sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi; Thực trạng hoạt động đào tạo dành cho các BQLDA sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi; Giải pháp cải thiện công tác đào tạo ở các BQLDA sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi.