CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vật liệu xây dựng

  • Duyệt theo:
1 Hiện tượng phồng rộp nền gạch lát sàn : nguyên nhân, biện pháp phòng tránh và giải pháp khắc phục / Lâm Văn Phong, Mã Chí Hiếu // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 159-163 .- 624

Phân tích sâu sắc hơn về nguyên nhân chính gây ra phồng rộp nền gạch, qua đó đề xuất những phương án phòng tránh và cách khắc phục; giúp các bên tham gia dự án có cái nhìn chính xác hơn về hiện tượng này và có biện pháp phòng tránh hiệu quả trong tương lai.

2 Thông số tính toán bể lọc vật liệu lọc nổi tự rửa, lọc nước mặt có sử dụng chất keo tụ / Nguyễn Thanh Phong // .- 2024 .- Tháng 10 .- Tr. 160-164 .- 624

Đưa ra các thông số cơ bản, làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế bể lọc vật liệu lọc nổi tự rửa và các số liệu thực nghiệm đối với nguồn nước mặt có trộn hóa chất keo tụ, để bể lọc vật liệu lọc nổi có được ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tiễn sản xuất.

3 Lựa chọn vật liệu xây dựng nhằm giảm chi phí bảo trì nhà cao tầng, tăng tuổi thọ, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu / Lê Nguyễn Thiện Huy, Nguyễn Hữu Tân, Võ Nhật Luân // .- 2024 .- Tháng 11 .- Tr. 122-126 .- 690

Đánh giá toàn diện các loại vật liệu mới, bao gồm vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học, và nano-composite, để xác định khả năng thích ứng và hiệu quả của chúng trong việc đối phó với BĐKH. Đặc biệt, nghiên cứu nhằm mục đích khám phá tiềm năng của từng loại vật liệu trong việc cải thiện độ bền và giảm chi phí bảo trì của các công trình xây dựng, đồng thời đánh giá tác động môi trường của chúng so với các vật liệu truyền thống.

4 Đánh giá tác động của hạt mịn không dính đến khả năng hóa lỏng của đất cát / Nguyễn Thị Vân Hương // .- 2024 .- Tháng 11 .- Tr. 134-138 .- 624

Công trình nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng hạt mịn không dẻo (FC) đến khả năng chống hóa lỏng của đất cát thông qua một loạt thí nghiệm cắt đơn giản tuần hoàn (CDSS). Nghiên cứu xem xét sự hình thành áp lực nước lỗ rỗng thặng dư (EPP) và số chu kỳ tải cần thiết để đạt trạng thái hóa lỏng trong các hỗn hợp cát-hạt mịn với hàm lượng hạt mịn thay đổi từ 0% đến 40%.

5 Nghiên cứu hình thái biến dạng và tương tác giữa các hạt vật liệu của khối đá đắp đập / Nguyễn Thanh Hải, Ngô Thanh Vũ // .- 2024 .- Quý 3 .- Tr. 56-63 .- 690

Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số ma sát biến thiên từ 0,1 đến 0,9 trong mô hình biến dạng của thân đập và chân đập. Lúc này, các phần tử vật liệu của khối thân đập có xu hướng chuyển dịch về phía hạ lưu làm cho chiều cao và chiều dài kết cấu phần thân đập biến dạng lớn. Sự chuyển dịch này ảnh hưởng lớn đến phần chân đập trong các trường hợp hệ số ma sát giữa các phần tử nhỏ hơn 0,3 tuy nhiên ít bị ảnh hưởng khi ma sát lớn hơn.

6 Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm phụ gia dạng viên vê nhả chậm từ nguyên liệu tro bay - phụ gia hóa học sulfonate naphthalene formaldehyd cho ứng dụng trong sản xuất vữa khô trộn sẵn / Trần Anh Tú, Đổng Nguyễn Thanh Duy, Nguyễn Thị Minh Thư // .- 2024 .- Quý 1 .- Tr. 50-58 .- 690

Tổng hợp viên phụ gia nhả chậm theo phương pháp trộn cắt siêu tốc, sử dụng hai thành phần chính là tro bay và bột phụ gia SNF. Quá trình nhả và giải phóng phụ gia ra khỏi viên được mô tả chi tiết và một phần được định lượng thông qua phân tích phổ UV-vis. Phân tích hồng ngoại FTIR cũng được tiến hành nhằm làm rõ quá trình giải phóng phụ gia theo thời gian. Các quan sát bằng hiển vi quang học và hiển vi điện tử quét (SEM) cũng được thực hiện để đánh giá hình thái học của viên phụ gia sau khi tạo hình, cũng như trong quá trình nhả.

7 Tái sử dụng vật liệu trong bối cảnh ngành xây dựng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu / Lê Tiểu Thanh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 60-63 .- 624

Đề cập tới vấn đề tái sử dụng vật liệu trong ngành xây dựng, một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế thế giới đồng thời cũng là lĩnh vực tiêu thụ năng lượng, tài nguyên thô, phát thải khí CO2 hàng đầu. Thêm vào đó, rác thải của ngành xây dựng thuộc dạng khó phân hủy, khó xử lý, nhưng lại rất có tiềm năng để tái sử dụng.

8 Nghiên cứu chế tạo cát nhân tạo từ bùn không độc hại nạo vét trong TP Hà Nội : đặc tính kháng cắt / Phạm Tri Thức, Phan Huy Đông, Phan Văn Ba, Trần Thanh Tùng // .- 2024 .- Tháng 4 .- 76-79 .- 690

Trình bày đặc tính kháng cắt của vật liệu đắp dạng hạt chế tạo từ bùn nạo vét trong TP Hà Nội (Granular Fill Material: GFM). Trong các thí nghiệm vật liệu GFM được chế tạo từ cùng một loại bùn (B), xi măng (X) và polymer (P) ở cùng một điều kiện, theo cùng một quy trình chế bị trong phòng thí nghiệm.

9 Xu hướng phát triển vật liệu sinh học trong kiến trúc bền vững / Nguyễn Ngọc Uyên // .- 2023 .- Tháng 3 .- Tr. 35-42 .- 690

Đề cập đến các loại vật liệu sinh học, loại vật liệu hiện đang được nghiên cứu và sử dụng trong ngành xây dựng trên thế giới. Sau đó sẽ tổng hợp thông tin về các chính sách, các thách thức liên quan và nhận xét, đánh giá đưa ra đề xuất lựa chọn vật liệu áp dụng phù hợp với Việt Nam.

10 Nghiên cứu chế tạo cát nhân tạo từ bùn không độc hại nạo vét trong TP. Hà Nội - các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của vật liệu GFM / Phạm Tri Thức, Phan Huy Đông, Lê Thị Hồng Lĩnh // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 37-41 .- 690

Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của vật liệu đắp dạng hạt tái chế từ bùn nạo vét trong TP Hà Nội (Granular Fill Material: GFM). Từ các kết thí nghiệm trong phòng, bài báo khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của vật liệu sau tái chế như: phương pháp trộn; hàm lượng xi măng và polymer; loại xi măng.