CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất khẩu
121 Giải pháp xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Giang / Nguyễn Thị Nga // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 6 (457) tháng 6 .- Tr. 42-49. .- 382.1
Bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Giang trong thời gian gần đây, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động cho giai đoạn 2015-2020.
122 Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt nam giai đoạn 1997-2013 / Ngô Thị Mỹ, Trần Nhuận Kiên // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 3(454) tháng 3 .- Tr. 36-40. .- 330
Bài viết nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt nam giai đoạn 1997-2001.
123 Xuất khẩu và FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của các nước thuộc Hiệp định TPP - Một số nhận định và đề xuất chính sách cho Việt Nam / TS. Bùi Thúy Vân // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2016 .- Số 3+4(444+445) tháng 2 .- Tr. 60-63 .- 658
Bài viết tập trung phân tích tình hình xuất nhập khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến (CNCB) của Việt Nam và các nước khác thuộc TPP, tính toán về lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) của sản phẩm CNCB kết hợp với phân tích về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó có một số nhận định về cơ hội và thách thức của Việt Nam cũng như các nước khác thuộc Hiệp định TPP về cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm thuộc ngành CNCB, đồng thời khuyến nghị một số điều chỉnh định hướng chính sách nhằm nâng cao chất lượng nhóm hàng....
124 Năng lực cạnh tranh giày dép xuất khẩu của Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp / Hà Văn Hội // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 450 tháng 11 .- Tr. 32-42 .- 382.7
Bài viết đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này.
125 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ / ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Tuấn Trung // Tài chính .- 2015 .- Số 612 tháng 7 kỳ 1 .- Tr. 44-47 .- 658
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ; Cơ hội và thách thức; Giải pháp pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ.
126 Chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam / Lê Tuấn Lộc // .- 2015 .- Số 447 tháng 8 .- Tr. 3- 11 .- 330
Bài viết sử dụng mô hình Balassa để nhận biết lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu và đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng công nghiệp hiện đại.
127 Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa gắn với yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay / Hà Văn Sự // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 218 tháng 8 .- Tr. 20-27 .- 382.47
Bài viết tập trung phân tích, làm rõ những bất cập của thực trạng và qua đó chỉ ra một số định hướng chính sách từ phía Nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa gắn với yêu cầu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.
128 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: cơ hội, thách thức từ các tiến trình hội nhập hiện nay / Nguyễn Anh Thu, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 7(446) tháng 7 .- Tr. 49- 60 .- 382.3
Bài viết phân tích tiềm năng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam qua các số liệu thực tế về giá trị xuất khẩu, cơ cấu ngành, các chỉ số tiềm năng xuất khẩu và phân tích cụ thể Trung Quốc và ASEAN: từ đó chỉ ra những cơ hội, thách thức của thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang từng thị trường này.
129 Ảnh hưởng của sự trỗi dậy của Trung Quốc đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam / Nguyễn Hoài Sơn, Hồ Đình Bảo // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- Tr. 23-33 .- 382
Nghiên cứu đánh giá tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc đến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2012. Kết quả cho thấy, ảnh hưởng lấn át mạnh nhất trên thị trường Nhật Bản và yếu hơn trên các thị trường khác. Bên cạnh đó, Việt Nam không tận dụng được hết cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang mở rộng. Nguyên nhân là do động lực chính của xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc là sự ưu tiên quốc gia có lợi cho Việt Nam chứ không phải do sự phù hợp giữa hình thái xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.