CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất khẩu
1 Tài chính truyền thống và Fintech : cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Thị Ái Linh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 32-34 .- 658
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc kết nối các thị trường và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ trên toàn cầu mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Trong quá trình này, tài chính đóng vai trò không thể thiếu, cung cấp nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu, quản lýrủi ro và hỗ trợ giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, tài chính truyền thống có thể không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh của toàn cầu hóa và số hóa. Điều này được khắc phục bởi công nghệ tài chính (Fintech). Với những đổi mới vượt trội về công nghệ, Fintech đã tạo ra sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tài chính, đưa ra các sảnphẩm và dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang thị trường Châu Âu / Nhan Cẩm Trí // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 120-124 .- 330
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây vào thị trường châu Âu (EU) của doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng trái cây vào thị trường đầy tiềm năng này trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, mở rộng thương mại qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
3 Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hàn Quốc / Nguyễn Thị Hương Lan, Hoàng Thanh Trúc // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 79-82 .- 658
Bài viết đánh giá tác động của VKFTA đến xuất khẩu hàng may mặc qua 3 tiêu chí: kim ngạch, xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị phần xuất khẩu tại thị trường Hà Quốc. VKFTA mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam, song cũng đặt ra không ít thách thức cần các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc phải vượt qua.
4 Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu Việt Nam / Hà Văn Sự // .- 2024 .- Số 323 - Tháng 05 .- Tr. 12-22 .- 658
Bài viết tập trung phân tích, làm rõ thực trạng tác động Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến xuất khẩu Việt Nam thông qua sử dụng mô hình lực hấp dẫn, qua đó chỉ ra một số định hướng nhằm phát triển xuất khẩu Việt Nam sang các nước EU trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên EVFTA như GDP, GNI của Việt Nam và các nước EU, dân số của các nước EU. Khoảng cách địa lý có quan hệ tỷ lệ nghịch với xuất khẩu Việt Nam và EVFTA không có ý nghĩa thống kê như kỳ vọng.
5 Thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 4-6 .- 330
Xuất khẩu dệt may trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào phân tích ba yếu tố là nguồn của ngành dệt may, cầu của xuất khẩu dệt may và các chính sách xuất khẩu dệt may trong nền kinh tế hoàn. Trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang đón nhận những cơ mở rộng và tăng trưởng như tận dụng lợi thế từ các FTAs, công nghệ hiện đại, đa dạng hóa thị trườngđó bài nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách đối với chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy xuất dệt may của Việt Nam trong nền kinh tế tuần hoàn.
6 Nhân tố tác động đến cường độ sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Thảo // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 122-125 .- 658
Nghiên cứu này phân tích định lượng các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bằng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên. Do ảnh hưởng có thể xảy ra hiệu ứng nội sinh của biến xuất khẩu đến tiêu dùng năng lượng, nghiên cứu sử dụng các biến công cụ trong mô hình GMM. Tác giả đã sử dụng hai nguồn dữ liệu trong giai đoạn 2013- 2017: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp và dữ liệu điều tra tiêu dùng năng lượng trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, xuất khẩu có tác động âm đến tiết kiệm năng lượng và các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng hơn các doanh nghiệp trong nước. Qua đó, tác giả đề xuất hàm ý chính sách về quản lý và thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
7 Chính sách hoàn Thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Minh Triết, Trần Ái Tiên // .- 2024 .- Số 247 - Tháng 4 .- Tr. 133-140 .- 657
Bài viết phân tích thực trạng chính sách hoàn Thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu để nhận diện một số bất cập, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.
8 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu bền vững hàng dệt may của Việt Nam sang EU / Trần Thùy Linh, Đỗ Đức Bình // .- 2024 .- Số 322 - Tháng 04 .- Tr. 29-39 .- 332
Nghiên cứu phát triển hệ thống tiêu chí đánh giá, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu bền vững hàng dệt may của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) bằng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Đây là một chủ đề ý nghĩa trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu, cũng là cam kết đề ra trong Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới với thị trường tiềm năng như EU. Phân tích thực nghiệm 286 doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam tháng 7-8 năm 2023 cho thấy nhân tố quy định về phát triển xuất khẩu bền vững hàng dệt may, khả năng đổi mới công nghệ, vốn nhân lực có tác động thuận chiều. Mức độ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng tích cực - trái ngược với nhiều kết quả nghiên cứu trước tại các nước đang phát triển. Nghiên cứu đã khám phá thêm rằng truyền thông đại chúng, cam kết về phát triển bền vững trong FTA thế hệ mới và văn hóa nhân văn có tác động tích cực trong khi yêu cầu về quy tắc xuất xứ lại là một cản trở đáng kể.
9 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản vào Hoa Kỳ trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Bích Ngọc // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 167-169 .- 658
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của nông sản Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng trung bình 20%/năm, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thể mạnh như nông sản. Với việc quan hệ hợp tác được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện kể từ năm 2023, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư được coi sẽ đóng vai trò nền tảng cốt lõi và động lực quan trọng của quan hệ song phương giữa hai nước, từ đó mở ra nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bài viết trao đổi về tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong bối cảnh quan hệ 2 nước bước sang giai đoạn mới.
10 Khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số khuyến nghị / Trương Thị Thủy, Đào Ngọc Hà // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 56-59 .- 657
Bài viết chỉ ra những cam kết về thương mại hàng hoá trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU, đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định này.