CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Hàn Quốc - Nhật Bản

  • Duyệt theo:
1 Chiến lược phát triển thương hiệu quốc giá của Nhật Bản và Hàn Quốc : sự tương đồng và khác biệt / Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 51-59 .- 327

Phân tích đề cập những điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc.

2 Vấn đề phụ nữ mua vui trong quan hệ chính trị của Hàn Quốc và Nhật Bản (1990-2017) / Cao Nguyễn Khánh Huyền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 8 (210) .- Tr. 23-29 .- 327

Nghiên cứu về lịch sử hình thành của vấn đề phụ nữ mua vui trong quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản, những động thái và quan điểm của chính phủ hai bên nhằm giải quyết mâu thuẫn này, đồng thời chỉ ra một số ảnh hưởng của vấn đề nói trên đến quan hệ chính trị giữa hai quốc gia này từ năm 1990 đến năm 2017.

3 Tình hình tranh chấp đảo Dokdo/Takeshima giữa Hàn Quốc và Nhật Bản từ năm 1996 đến năm 2013 / Cao Nguyễn Khánh Huyền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 3 (205) .- Tr. 3-12 .- 327

Bước đầu nêu lên thực trạng và nguyên nhân của việc tranh chấp đảo Dokdo giữa Hàn Quốc và Nhật Bản từ năm 1996 đến năm 2013.

4 Bước tiến trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc / TS. Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 3-9 .- 327

Phân tích, đánh giá quan hệ song phương Nhật Bản – Hàn Quốc từ năm 2013 đến nay và đưa ra một số dự báo.

5 Tiến trình mở cửa và giao lưu văn hóa – xã hội của Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh / TS. Phan Thị Anh Thư // .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 10-18 .- 327

Giới thiệu tiến trình mở cửa và giao lưu văn hóa – xã hội của Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh dưới thời kỳ Tổng thống Kim Dae Jung (1998 – 2003), thời kỳ Tổng thống Roh Moo Hyun (2003 – 2008), thời kỳ Tổng thống Lee Myung Bak (2008 – 2012).

6 Chiến lược hợp tác kinh tế của Hàn Quốc với Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến thập niên đầu thế kỷ XXI / TS. Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 33-41 .- 327

Từ sau thời kỳ đối đầu Đông – Tây, Hàn Quốc đã xác định trung tâm ngoại giao của thế giới sẽ chuyển từ lĩnh vực an ninh – chính trị sang lĩnh vực kinh tế. Theo đó, chính sách của nước này đối với các nước Đông Bắc Á, trong đó có Nhật Bản cũng hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài và khẳng định vị thế quốc tế của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, do ký ức về thời kỳ thuộc địa của bán đảo Triều Tiên nên chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc còn gánh vác một nhiệm vụ quan trọng khác là xoa dịu bất đồng lịch sử và củng cố quan hệ quốc tế trong khu vực. Nhờ vào chiến lược nhất quán này, Nhật Bản đã tìm ra thị trường xuất khẩu tiềm năng, còn Hàn Quốc thì tích lũy được kinh nghiệm trong việc định ra các chính sách phù hợp để phát triển nguồn vốn, thu hút và mở rộng đầu tư nước ngoài nhằm khắc phục tình trạng nhập siêu của chính mình.

7 Liên minh Hàn Quốc – Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh và cơ hội, thách thức đối với Nhật Bản / PGS. TS. Hoàng Văn Hiển, NCS. Lê Nam Trung Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 6 (185)/2016 .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích những tiến triển trong mối quan hệ song phương Hàn Quốc – Hoa Kỳ và đánh giá những cơ hội đặt ra cho Nhật Bản khi tiến hành hợp tác toàn diện với liên minh này.