CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nguồn nhân lực
21 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hà Nam / Vũ Hoàng Ngân, Nguyễn Thanh Vân // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 55-57 .- 658
Nhân lực không chỉ là yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của xã hội, mà sự phát triển của xã hội còn được đo bằng chính bản thân mức độ phát triển của nguồn nhân lực. Bởi vậy xác định nguồn nhân lực là “tài sản” và phát triển nhân lực là một việc làm rất quan trọng. Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Nam của Vùng Đồng bằng sông Hồng, là tỉnh có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội. Từ ngày tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, Đảng bộ các cấp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, do vậy kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên trong quá trình triển khai phát triển nhân lực, các ngành các cấp không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc cần được cải thiện.
22 Phát triển nguồn nhân lực số để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Đức Toàn // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 10-14 .- 658
Bài viết tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực số, phân tích thực trạng nguồn nhân lực số ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực số ở nước ta trong thời gian tới.
23 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Văn Hùng // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 70-72 .- 910
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đang được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên chất lượng nhân lực ngành du lịch của Tỉnh còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhiệm vụ phát triển du lịch, bên cạnh đó số lượng nhân lực ngành du lịch còn ít, cơ cấu không đồng bộ và năng lực chuyên môn chưa theo kịp được với xu hướng phát triển của ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực có trình độ và nghiệp vụ cao chưa nhiều và ngày càng thiếu NNL có chất lượng cao.
24 Những thay đổi về nguồn nhân lực ngân hàng trong nền kinh tế số và một số kiến nghị / Trần Thị Ái Diễm // .- 2023 .- Sô 18 (627) .- Tr. 64-71 .- 330
Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích những thay đổi về nguồn nhân lực ngân hàng trong nền kinh tế số và đưa ra một số khuyến nghị cho ngân hàng nhằm phát triển đội ngũ nhân lực trong nền kinh tế số.
25 Thực trạng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ / Nguyễn Thanh Vân // .- 2023 .- Số 645 - Tháng 10 .- Tr. 16 - 18 .- 658
Nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thị trường quốc tế, mức độ quan trọng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm càng trở nên quan trọng. Điều này đã được nếu cụ thể trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 đó là nâng cao và phát triển chất lượng nhân lực. Do đó, tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực nhằm nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam nói riêng là cần thiết.
26 Khó khăn, thách thức trong triển khai khung năng lực tại ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị / Bùi Văn Hải, Ngô Quang Trung, Lương Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 19-25 .- 332.12
Bài viết đã nghiên cứu tiêu chuẩn năng lực và khung năng lực nói chung để đánh giá việc ứng dụng tiêu chuẩn này trong hoạt động của NHTM. Qua đó, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong triển khai tại các NHTM và đề xuất một số giải pháp, định hướng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong hoạt động của NHTM.
27 Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực ngành dược Việt Nam / Trần Thị Trang, Hoàng Hoài Nam // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 97-99 .- 658
Trong xu thế hội nhập, để đáp ứng yêu cầu đặt ra, nguồn lực quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế, xã hội. Nguồn lực chính gồm: Con người, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và vốn. Trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến năng lực cạnh tranh trong mỗi quốc gia. Sản xuất và gia công về dược là ngành nghề đặc thù đòi hỏi nguồn lao động chất lượng, có tay nghề. Tuy nhiên, sau khi đại dịch COVID-19 ở Việt Nam được kiểm soát, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam nhiều dẫn đến thiếu hụt lao động, nhất là các ngành nghề sản xuất, gia công về dược. Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực cho ngành Dược.
28 Tác động của ứng dụng trí tuệ nhân tạo với nguồn nhân lực lĩnh vực kế toán, kiểm toán / Dương Thị Yến // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 114-116 .- 657
Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ tiên tiến và cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thế giới đã có rất nhiều các quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động to lớn của trí tuệ nhân tạo trong mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại không ít khó khăn đối với nhân viên kế toán, kiểm toán khi họ ngại ngần trong việc tiếp thu, áp dụng công nghệ mới, khiến cho việc đào tạo nguồn nhân lực trở nên tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn. Bài viết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo tới ngành kế toán, kiểm toán hiện nay ở Việt Nam cũng như cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực.
29 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chuyển đổi số ở các quốc gia Châu Á và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Xuân Bắc // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 88 - 92 .- 657
Bài viết đã đánh giá tác động của chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán tài sản cố định ở Việt Nam trong xu thế hội tụ, từ đó đề xuất một số phương hướng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán ở Việt Nam trong tương lai.
30 Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số / Ngô Thị Thu Hương // .- 2023 .- K2 - Số 250 - Tháng 10 .- Tr. 10 - 15 .- 658
Bài viết phân tích tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đến ngành ngân hàng. Từ đó, làm căn cứ đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.