CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguồn nhân lực

  • Duyệt theo:
1 Tạo dựng môi trường thuận lợi nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong hiện đại hóa quân đội hiện nay / Nguyễn Hữu Hồi // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 32-52 .- 390

Tập trung làm rõ vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong hiện đại hóa quân đội. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng và yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới, bài viết đề xuất một số biện pháp chính tạo dựng môi trường thuận lợi nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lục chất lượng cao trong hiện đại hóa quân đội hiện nay.

2 Phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh / Đỗ Đình Long, Nguyễn Thu Thủy, Bùi Như Hiển // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 82-84 .- 658

Bài viết đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

3 Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số: Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam / Trần Thị Lan // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 92-96 .- 658

Bài nghiên cứu sẽ tập trung làm ro đường lối, chính sách của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số, từ đó rút ra những bài học quý báu để Việt Nam tham khảo, vận dụng.

4 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực : những vấn đề đặt ra / Nguyễn Trung Kiên // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 142-144 .- 657

Việt Nam là quốc gia đông dân số, quy mô nguồn lao động lớn, dân số trẻ với nhiều lợi thế cạnh tranh. Vì thế, trong hơn 03 thập kỷ qua, cùng với hàng loạt cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, ưu đãi đầu tư, lợi thế nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Đến nay, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể, từ chỗ phần lớn lao động nông nghiệp, đã dần chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ và nguồn lao động chất lượng cao. Nhưng, bên cạnh những kết quả tích cực thì vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới là công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, chuyển đổi số với nền tảng công nghệ 4.0 trên tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

5 Phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế số / Nguyễn Thị Bích Hảo // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 44-51 .- 650

Thị trường Logistics Việt Nam được đánh giá là tiềm năng với vị trí chiến lược, phạm vi rộng và dư địa lớn. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số sẽ càng ngày gia tăng, đòi hỏi ngày càng cao đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực Logistics. Để kinh tế số phát triển mạnh mẽ cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Logistics.

6 Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam / Đinh Thị Hương, Trần Văn Tran // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 95-98 .- 658.3

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa trên tài nguyên tri thức với trụ cột là internet và kỹ thuật số. Nền kinh tế số ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó phát triển nguồn nhân lực số phải được chú trọng. Bài viết làm rõ khái niệm, các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam thông qua mô hình Kano – IPA, từ đó, đề xuất một số kiến nghị trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam.; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng, ngành Tài chính.

7 Nhân tố tác động đến hiệu quả công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh / Huỳnh Minh Tâm // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 177-180 .- 658

Nghiên cứu nhằm khám phá tác động gián tiếp của quản trị nguồn nhân lực (tiền lương, đánh giá thành tích, đào tạo và phát triển, tuyển dụng), lãnh đạo chuyển đổi, văn hoá doanh nghiệp vào hiệu quả công việc của nhân viên các doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh qua trung gian sự hài lòng công việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích cấu trúc của các nhóm nhân tố định tính gồm giới tính, độ tuổi, trình độ, thâm niên làm việc. Kết quả cho thấy, tất cả các giả thuyết đặt ra đều được chấp nhận.

8 Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu kinh tế số ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá / Bùi Thị Vân // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 90 – 92 .- 658

Phát triển nguồn nhân lực số là nhu cầu cấp thiết, là yếu tố trọng yếu trong chiến lược phát triển số của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

9 Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn thành phố Đồng Hới / Mai Văn Luông // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 28-30 .- 658.3

Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học của tỉnh Quảng BìnhTrong những năm qua, Đảng, chính quyền và nhân dân thành phố Đồng Hới đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp tích cực và đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa cao, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của CNHHĐH, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tỉnh Quảng Bình. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng NNL để đưa ra những giải pháp nhằm tạo ra sự phát triển mạnh mẽ NNL chất lượng cao của thành phố Đồng Hới hiện nay.

10 Phát triển nguồn nhân lực du lịch: kinh nghiệm một số nước Châu Á và bài học cho tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Văn Hùng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 95-97 .- 658.3

Phát triển nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành du lịch trong bất kỳ quốc gia và địa phương nào. Nhân lực du lịch không chỉ là những người làm việc nền tảng, tạo ra các dịch vụ và trải nghiệm cho khách du lịch, mà còn là những đại diện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chuyển tải hình ảnh và giá trị của quốc gia, văn hóa địa phương, và chính ngành du lịch. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công trong phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia và rút ra bài học cho mình là vấn đề tất yếu của các nước cũng như các địa phương trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch của mình.