CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Thương mại
671 Vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hành vi “Làm mượt” thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam / TS. Đoàn Anh Tuấn // Ngân hàng .- 2015 .- Số 23 tháng 12 .- Tr. 9-14 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu thực nghiệm hành vi làm mượt thu nhập và sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với hành vi này trong hoạt động 37 ngân hàng thương mại VN từ 2003-2014.
672 Đánh giá tác động của môi trường kinh tế vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / TS. Nguyễn Phi Lân // Ngân hàng .- 2015 .- Số 21 tháng 11 .- Tr. 12-16 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu và sử dụng mô hình tự hồi quy dạng véc two (VAR) để mô phỏng tác động của môi trường kinh tế vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
673 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi suất cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 450 tháng 11 .- Tr. 32-42 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 bằng việc sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng và đưa ra các khuyến nghị đối với các ngành ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng VN.
674 Nghiên cứu các nhân tố tác động lên lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ / Nguyễn Thị An Bình, Phạm Long // Kinh tế và phát triển .- 2015 .- Số 221 tháng 11 .- Tr. 74-81 .- 658.8
Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu về lòng trung thành của khách hàng và xác định các nhân tố tác động lên lòng trung thành của khách hàng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Kết quả cho thấy các nhân tố thuộc nhóm chất lượng dịch vụ, chi phí chuyển đổi và trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng nhiều nhất và có mối quan hệ thuận chiều với lòng trung thành của khách hàng.
675 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam / TS. Đặng Văn Dân // Tài chính .- 2015 .- Số 620 tháng 11 .- Tr. 62-66 .- 332.12
Phân tích các nhân tố tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, từ đó đưa ra gợi ý các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thương mại là vấn đề được quan tâm …
676 Chứng khoán hóa nợ xấu – một công cụ xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại / TS. Nguyễn Thị Thúy // Ngân hàng .- 2015 .- Số 20 tháng 10 .- Tr. 30-32 .- 332.12
Trình bày khái niệm chứng khoán hóa nợ xấu là gì? Vì sao trong xử lý nợ xấu cần công cụ chứng khoán hóa nợ xấu?; Các điều kiện thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu; Chứng khoán hóa nợ xấu – một công cụ xử lý nợ xấu có hiệu quả ở một số nước.
677 Kiểm soát nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng thương mại / Trần Thành Quảng // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 15 (432) tháng 8 .- Tr. 19-20 .- 332.12
Tập trung phân tích nguyên nhân phát sinh nợ xấu nhìn từ góc độ hoạt động của NHTM, từ đó đề xuất các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu.
678 Xây dựng mô hình kiểm soát nội bộ hiệu quả, hiệu lực tại ngân hàng thương mại theo coso 2013 / ThS. Võ Thị Hoàng Nhi // Thị trường Tài chính Tiền .- 2015 .- Số 8 (425) tháng 4 .- Tr. 38-43 .- 332.12
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tổn thất ngân hàng liên quan tới hoạt động kiểm soát nội bộ; Xây dựng mô hình kiểm soát nội bộ hiệu quả, hiệu lực tại ngân hàng thương mại theo coso 2013.
679 Tái cơ cấu ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng an toàn cho nền kinh tế / PGS,TS. Nguyễn Đắc Hưng, ThS. Nguyễn Thị Bích Vượng // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 5 (422) Tháng 3 .- Tr. 22-25 .- 332.12
Tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý và tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, mở rộng tín dụng, với tốc độ tăng dư nợ đạt 13%, đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn khoảng 3,5- 3,7%..., tạo điều kiện cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13 - 15% của năm 2015…
680 Yêu cầu và tiêu chí đo lường phát triển bền vững ngân hàng thương mại / Ths. Nguyễn Lợi // Ngân hàng .- 2014 .- Số 24 tháng 12 .- Tr. 35-38 .- 333.16
Trình bày một số vấn đề về phát triển bền vững ngân hàng và một số khuyến nghị.