CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
341 Tái định vị thương hiệu ngân hàng - từ lý thuyết đến thực tiễn tại các ngân hàng thương mại / Đặng Thị Thu Hằng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 12(573) .- Tr. 32-36 .- 332.12

Bài viết làm rõ khái niệm tái định vị thương hiệu, phương pháp tái định vị thương hiệu ngân hàng, đánh giá thực tiễn triển khai tái định vị thương hiệu của một số ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

342 Nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / Phạm Quốc Hải, Lê Minh Huy // Phát triển & Hội nhập .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 19-27 .- 332.12

Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá nợ xấu của 29 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn lớn nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019. Kết quả cho thấy nợ xấu năm trước, tỷ lệ đòn bẩy và tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động đến sự gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Trong khi các nhân tố về tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ dự phòng PRTD lại cho kết quả cùng chiều với nợ xấu. Từ các kết quả nghiên cứu sau khi thực nghiệm, các giải pháp liên quan dựa trên nhân tố trên được đề xuất hạn chế nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được.

343 Tác động của cách mạng Công nghiệp 4.0 vào hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Lê Anh, Trần Lê Thanh Tuấn, Vũ Thanh Tùng // .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 75-81 .- 332.12

Nghiên cứu trình bày những khái niệm cơ bản về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Quá trình hình thành và phát triển của nó ở Việt Nam nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng, thông qua việc đánh giá và phân tích các cơ hội cững như thách thức mà ngân hàng thương mại trong nước phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp thực tiễn giải quyết hiệu quả vấn đề.

344 Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Tô Trung Thành, Hồ Hải Yến // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 34-44 .- 332.12

Sử dụng số liệu từ 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2018 (thời gian trải qua hai lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo đề án 254/QĐ-TTg cho giai đoạn 2011-2015 và đề án 1058/QĐ-TTg cho giai đoạn 2016-2020), nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp S-GMM. Kết quả cho thấy các nhân tố tác động đến CAR gồm: (i) Các nhân tố kinh tế vĩ mô: lãi suất, lạm phát (ii) Các nhân tố đặc trưng của ngân hàng: CAR năm trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tài sản chứng khoán đầu tư dài hạn, ROE và (iii) hai giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Các kết quả này mở ra hàm ý chính sách trong giai đoạn tới nhằm giúp các ngân hàng thương mại điều chỉnh CAR phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng và bối cảnh kinh tế.

345 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện nay / Đặng Thị Minh Nguyệt, Phạm Thu Trang, Nguyễn Bích Ngọc // Ngân hàng .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 15-22 .- 332.109597

Trong bài biết, nhóm tác giả tìm kiếm các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối với bộ dữ liệu từ năm 2005 đến năm 2020

346 Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong khối khách hàng cá nhân miền Nam / Nguyễn Minh Tuấn, Bùi Phạm Quang Anh // .- 2021 .- Số 597 .- Tr. 89 - 91 .- 658

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong khối khách hàng cá nhân miền Nam bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 7 yếu tố: Tiền lương; đồng nghiệp; lãnh đạo; đào tạo và thăng tiến; môi trường làm việc; phúc lợi và khen thưởng.

347 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp Logistics và hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại bị tác động bởi đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đắc Hưng // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 151 .- Tr. 35-41 .- 658

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình tổ chức trung gian tài chính, hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác trong nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng và các doanh nghiệp trong hệ thống Logistics có mối quan hệ trực tiếp trên 6 góc độ: cùng hệ sinh thái giữa cơ sở hạ tầng Logistics với công nghệ ngân hàng số, hay dịch vụ ngân hàng điện tử; hoạt động thương mại điện tử, hay hệ thống cung ứng hàng hóa và dịch vụ điện tử; đầu tư vốn qua hình thức mua trái phiếu doanh nghiệp và cho vay vốn tín dụng các doanh nghiệp thuộc hệ thống Logistics; NHTM cung ứng dịch vụ bảo lãnh, mở L/C, bao thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới và các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu khác cho các doanh nghiệp Logistics;... Do đó, Đại dịch Covid- 19 tác động tích cực, tiêu cực đến hoạt động Logistics cũng tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng thương mại. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng này và đưa ra một số khuyến nghị.

348 Tác động của đổi mới công nghệ ngân hàng lõi đến kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại - nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam / Lưu Thị Minh Ngọc // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 152 .- Tr. 49-56 .- 332.12

Nghiên cứu này tập trung vào phân tích tác động của công nghệ ngân hàng lõi đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank). Phân tích hồi quy tuyến tính với biến độc lập là biến nhị phân được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính trong 132 tháng của 11 năm từ năm 2009 đến năm 2019. Trong nghiên cứu này, ngân hàng lõi - Core banking, số dư cho vay trên tổng tài sản, số dư tiền gửi trên tổng tài sản, thu nhập từ hoạt động dịch vụ (không từ hoạt động thu lãi, ROA - lợi nhuận trên tổng tài sản, ROE - lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, AC - chi phí hoạt động là các biến quan sát được sử dụng để đo lường tác động. Biến phụ thuộc gồm các kết quả hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ số ROA, ROE, AC. Biến độc lập gồm CORE, DEP - A là tổng dư nợ tiền gửi trên tổng tài sản; LOAN - A là tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản, NON - I thu nhập từ hoạt động không từ hoạt động thu lãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nghệ ngân hàng lõi có tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng VietinBank.

349 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và mức chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Vũ Thị Kim Oanh, Bùi Huy Trung, Phạm Thị Lâm Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 33-38 .- 332.4

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của các quốc gia. Khủng hoàng đã thu hút sự chú ý của các nhà tạo lập chính sách và các nhà quản lý về mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ (CSTT) với rủi ro của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng và sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Trong bài viết này, các tác già đã khái quát những nghiên cứu trước đây về tác động của CSTT đến rủi ro của các NHTM, từ đó xây dựng mô hình định lượng để đánh giá tác động cùa CSTT đến rủi ro cùa các NHTM dựa ưên bộ dữ liệu dạng bàng cân đối (balanced panel data) của 12 ngân hàng trong khoảng thời gian từ quý 1/2010 đến quý IV/2019. Kết quà nghiên cứu cho thấy CSTT có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu) và tác động ngược chiều với rủi ro nói chung (Z-score) cùa các NHTM, cụ thể, khi CSTT nới lỏng được thực hiện sẽ làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tàng, tuy nhiên rủi ro nói chung giảm.

350 Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng ở Việt Nam / Phạm Thị Minh Nguyệt // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.51 - 53 .- 332.04

Để phân phối sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng, các công ty bảo hiểm sử dụng các kênh phân phối rất đa dạng như: Đại lý, môi giới, bảo hiểm liên kết ngân hàng (bancassurance)…Trong đó, bancassurance là kênh phân phối tiềm năng, với sự tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm ngày càng cao. Bài viết này đánh giá thực tiễn hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh bancassurance ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bancassurance phát triển bền vững.