CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thu nhập--Người lao động

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng lợi ích kinh tế của công nhân trong các công ty dệt may ở tỉnh Nam Định dưới hình thức thu nhập / Nguyễn Như Quảng // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 71-74 .- 330

Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng lợi ích kinh tế của công nhân trong các công ty dệt may qua góc nhìn thu nhập, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho công nhâ trong các công ty dệt may ở tỉnh Nam Định.

2 Phương pháp phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả của thu nhập người lao động / Nguyễn Trọng Hải // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 96-97 .- 658

Bài báo này tập trung nghiên cứu phương pháp phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả hay còn gọi là sức tạo ra lợi nhuận của thu nhập người lao động trên cơ sở vận dụng phương pháp chỉ số mở rộng. Qua đó, giúp chúng ta nắm bắt được những nhân tố nào và chiều hướng, mức độ của từng nhân tố tác động tới lợi nhuận. Đây là cơ sở xác định nguyễn nhân, có định hướng, giải pháp giám sát và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

3 Nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm cải thiện thu nhập và mở rộng khả năng lựa chọn cho người lao động trong hội nhập kinh tế / Nguyễn Kim Dung // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 40-42 .- 428

Phát triển kinh tế phải lấy việc phát triển con người là điểm đến. Phát triển con người chính là sự mở rộng khả năng lựa chọn của mỗi cá nhân. Người lao động cần phải được tạo điều kiện để nâng cao chất lượng bản thân, mở rộng các khả năng lựa chọn, từ đó tìm kiếm được công việc phù hợp. Điều này sẽ giúp phát huy sở trường- chuyên môn và từ đó nâng cao thu nhập cho mình và gia đình. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng bên cạnh việc vững vàng chuyên môn nghề nghiệp, người lao động cần phải có một trình độ tiếng Anh nhất định mới có thể thích nghi và tồn tại. Nâng cao trình độ tiếng Anh được coi là điều bắt buộc đối với người lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.

4 Tác động của giáo dục đến thu nhập tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 : kết quả từ mô hình hồi quy cộng tính tổng quát GAM / Trịnh Thị Hường, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Thanh Loan, Phan Văn Đức Nhật, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Ngô Hoàng Long // .- 2022 .- Số 300 .- Tr. 42-53 .- 658

Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập cá nhân của người lao động tại Việt Nam trong các năm 2014, 2016, 2018 và 2020. Chúng tôi sử dụng dữ liệu cá nhân bao gồm thu nhập bình quân theo giờ, bằng cấp giáo dục cao nhất, số năm đào tạo và các thông tin nhân khẩu học từ các bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả từ mô hình hồi quy cộng tính tổng quát (A Generalized Additive Model, GAM) thể hiện mối quan hệ phi tuyến và tích cực giữa số năm đi học và thu nhập theo giờ. Trong đó, lợi tức từ giáo dục của người lao động tăng 1 năm đào tạo ở trình độ cao là lớn hơn so với lợi tức từ tăng 1 năm đào tạo của các cá nhân ở trình độ thấp. Chúng tôi sử dụng biểu đồ xác suất q-q và tiêu chuẩn xác định chéo để kiểm chứng sự phù hợp của mô hình GAM so với mô hình hàm thu nhập Mincer. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục ở trình độ cao.

5 Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam / Ngô Quốc Dũng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 296 .- Tr. 2-9 .- 330

Giảm nghèo và tiến tới xoá bỏ tình trạng nghèo là một trong những mục tiêu cuối cùng trong sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Các kết quả giảm nghèo đa chiều khác nhau ở các quốc gia khác nhau là do có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều và kết quả giảm nghèo đa chiều, trong đó có nhân tố thể chế. Trong bài viết này, tác động của thể chế đến nghèo đa chiều được đánh giá thông qua sử dụng dữ liệu đa tầng cấp hộ và cấp tỉnh ở Việt Nam. Sử dụng mô hình hồi quy Probit đa tầng, bài viết chỉ ra được: (i) Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều là khác nhau giữa các địa phương; (ii) Thể chế có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều ở khu vực thành thị và những địa phương có mức thu nhập cao.

6 Ảnh hưởng của yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam / Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Thị Thu Hà // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 65-81 .- 658

Nghiên cứu này phân tích tác động của các yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam. Phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp moment tổng quát (GMM) được sử dụng với dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Cụ thể, yếu tố sông ngòi và nhiệt độ trung bình có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Ngược lại, sự biến động của nhiệt độ, sự biến động của lượng mưa, giá trị trung bình của lượng mưa, khoảng cách đến cảng biển gần nhất có tác động tiêu cực đến thu nhập bình quân đầu người. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý từ đó có thể tận dụng được các yếu tố địa lợi vào phát triển kinh tế vùng một cách hiệu quả.

7 Phân tích sự đóng góp của vốn nhân lực đến thu nhập và chênh lệch thu nhập theo yếu tố dân tộc tại đồng bằng sông Cửu Long / Phạm Duy Khánh, Huỳnh Trường Huy // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 24-38 .- 658

Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết vốn nhân lực của Mincer nhằm phân tích sự đóng góp của học vấn và kinh nghiệm đến thu nhập và chênh lệch thu nhập đối với 7.558 người lao động thuộc dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số tại đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào Dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Phương pháp ước lượng tương quan theo phương trình thu nhập của Mincer và phân tích thành phần Oaxaca và Blinder được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số chiếm gần 8% tổng số lao động toàn vùng và họ đối mặt với hạn chế về học vấn so với lao động dân tộc Kinh. Liên quan đến thu nhập, lao động dân tộc thiểu số chỉ nhận khoảng 80% (hoặc thấp hơn xấp xỉ 1 triệu đồng/tháng) so với mức thu nhập của lao động dân tộc Kinh trên thị trường lao động. Sự chênh lệch này một phần do ảnh hưởng của hạn chế về vốn nhân lực (chiếm 57%); trong khi đó, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đến chênh lệch thu nhập giữa lao động thành thị và nông thôn chỉ ở mức 22%. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách liên quan đến đầu tư về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số cần được quan tâm nhằm cải thiện thu nhập và thu hẹp chênh lệch thu nhập trên thị trường lao động.

8 Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam / Ngô Quốc Dũng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 296 .- TR. 2-9 .- 330

Giảm nghèo và tiến tới xoá bỏ tình trạng nghèo là một trong những mục tiêu cuối cùng trong sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Các kết quả giảm nghèo đa chiều khác nhau ở các quốc gia khác nhau là do có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều và kết quả giảm nghèo đa chiều, trong đó có nhân tố thể chế. Trong bài viết này, tác động của thể chế đến nghèo đa chiều được đánh giá thông qua sử dụng dữ liệu đa tầng cấp hộ và cấp tỉnh ở Việt Nam. Sử dụng mô hình hồi quy Probit đa tầng, bài viết chỉ ra được: (i) Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều là khác nhau giữa các địa phương; (ii) Thể chế có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều ở khu vực thành thị và những địa phương có mức thu nhập cao.

9 Thái độ đối với rủi ro của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long: Bằng chứng thực nghiệm với thang đo DOSPERT / Nguyễn Tuấn Kiệt, Hồ Hữu Phương Chi // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 149+150 .- Tr. 104-114 .- 658

Bài viết sử dụng thang đo DOSPERT của Weber và cộng sự (2002) để đo lường thái độ với rủi ro của 463 nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long về đạo đức, tài chính, sức khỏe, giải trí, xã hội. Kết quả cho thấy nông hộ có thái độ sợ rủi ro trong cả năm thành phần; trong đó, thái độ với rủi ro tài chính và thái độ với rủi ro giải trí tương quan có ý nghĩa thống kê với thu nhập của nông hộ ở mức 5%; bên cạnh đó, hành vi lựa chọn ứng phó đối với rủi ro cũng tương quan thuận thu nhập của nông hộ. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng nông hộ có thái độ sợ rủi ro nhưng hành vi phản ứng trước rủi ro là tích cực, tức là nông hộ có động cơ ý định tự bảo vệ mình khỏi bị tổn hại trước rủi ro. Bài viết khuyến nghị lãnh đạo các địa phương cần hỗ trợ cho nông hộ những chiến lược ứng phó và phòng ngừa rủi ro tốt hơn.

10 Ảnh hưởng của sự không phù hợp bằng cấp, kỹ năng và ngành nghề đến thu nhập người lao động trong các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Ngô Mỹ Trân, Lương Thị Thanh Trang // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 142 .- Tr. 62-72 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích sự ảnh hưởng của việc làm không phù hợp đến thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên số liệu khảo sát 1.300 người lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tiêu cực của việc làm không phù hợp đến thu nhập của người lao động. Cụ thể là, người lao động có bằng cấp dưới chuẩn so với yêu cầu công việc được tìm thấy có thu nhập thấp hơn những người có bằng cấp đúng chuẩn. Ngoài ra, có bằng chứng thống kê cho thấy người lao động có kỹ năng vượt chuẩn có thu nhập thấp hơn so với người đáp ứng đúng kỹ năng công việc đòi hỏi. Bên cạnh đó, bằng chứng thống kê còn cho thấy người lao động làm những công việc ít có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo có thu nhập thấp hơn người làm đúng với chuyên ngành đã học.