CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thu nhập--Người lao động

  • Duyệt theo:
11 Thái độ đối với rủi ro và thu nhập của nông hộ Đồng bằng Sông Cửu Long / Nguyễn Tuấn Kiệt, Trịnh Công Đức, Đoàn Phương Quyên, Trương Thuỷ Tiên // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 65-73 .- 332.1

Đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ và xác định mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và thu nhập của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nghiên cứu tiên phong ở Việt Nam sử dụng phương pháp thí nghiệm thực địa thông qua việc cải tiến thang đo danh mục giá (Multiple price list). Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và làm thí nghiệm với 470 nông dân. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy (1) nông hộ có thái độ sợ rủi ro rất cao, và (2) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thái độ đối với rủi ro của nông hộ và thu nhập của họ.

12 Vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam / Vũ Văn Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 13-22 .- 658

Bài viết nhằm nghiên cứu tác động của giáo dục đối với thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và hồi quy phân vị trên mẫu nghiên cứu gồm 15.110 hộ được lấy từ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục đóng vai trò quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập hộ gia đình nông thôn cùng với các yếu tố khác như tình trạng hôn nhân, tuổi, giới tính, diện tích đất, quy mô hộ gia đình, dân tộc, có tham gia chăn nuôi. Trong đó, giáo dục đại học đóng vai trò rất lớn trong gia tăng trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng các kỹ năng vào thực tiễn, khả năng lãnh đạo và kiểm soát rủi ro cho các chủ hộ gia đình nông thôn, từ đó góp phần cải thiện thu nhập cho hộ gia đình. Ngoài ra, kết quả hồi quy phân vị ở các mức 0,1 – 0,25 – 0,5 – 0,75 – 0,9 cho thấy, giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, đại học) đem lại hiệu quả lớn hơn, quan trọng hơn trong cải thiện thu nhập cho những hộ gia đình nông thôn có thu nhập bình quân thấp so với những hộ có thu nhập bình quân cao.

13 Ảnh hưởng của thiên tai đến thu nhập và tỷ lệ nghèo tại Việt Nam / Nguyễn Khắc Hiếu // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 277 .- Tr. 2-11 .- 330

Nghiên cứu này phân tích tác động của thiên tai đến thu nhập và tỷ lệ nghèo của các hộ gia đình tại Việt Nam. Phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) được sử dụng với dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thiên tai làm giảm 4,3% thu nhập bình quân đầu người và làm tăng 1,9% tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh chịu tác động bởi thiên tai. Ngoài ra, các nhân tố khác như giáo dục, cơ sở hạ tầng, thương mại và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng có tác động tích cực đến thu nhập và tỷ lệ nghèo của hộ gia đình tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai cũng như phân bổ hợp lý nguồn lực cứu trợ sau thiên tai.

14 Sốc sức khỏe, nguồn cung lao động và thu nhập: trường hợp Việt Nam / Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Mai // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 10-16 .- 330

Xem xét tác động của sốc sức khỏe đến hộ nông dân Việt Nam được rút trích từ bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình. Kết quả hồi quy cho thấy, sốc sức khỏe làm giảm cung lao động nhưng lại tăng thu nhập (ngắn hạn) đối với những chủ hộ có trình độ giáo dục cao, nhiều tiết kiệm, tài sản giá trị cao..., ngược lại, đối với chủ hộ nghèo, trình độ giáo dục thấp, làm nghề nông, dù được bảo hiểm y tế miễn phí, tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp, thậm chí được bồi thường từ bảo hiểm... vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực do sốc sức khỏe gây ra. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị các chính sách cần tập trung đánh giá lại vai trò của bảo hiểm miễn phí đối với các hộ nghèo, các khoản bồi thường từ bảo hiểm y tế nhằm khắc phục hạn chế từ sốc sức khỏe của hộ.

15 Nhân tố tác động đến dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam / Khúc Thế Anh, Phạm Bích Liên, Bùi Kiên Trung // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 272 .- Tr. 42-51 .- 332.1

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các nhân tố lên dân trí tài chính (financial literacy) của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam. Nhóm tác giả đã sử dụng cả nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá. Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố nội tại bao gồm kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài chính là những nhân tố phản ánh (reflective model) – có tác động đến dân trí tài chính trong đó thái độ về tiết kiệm và đầu tư tài chính có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Nghiên cứu cũng kiểm định rằng, trong các nhân tố nhân khẩu học thì tuổi tác, thu nhập và học vấn có tác động cùng chiều lên dân trí tài chính; đồng thời giới tính không có ảnh hưởng đáng kể. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách với các cơ quan liên quan trong việc hình thành thói quen tiết kiệm của người nghèo khu vực nông thôn, đồng thời hình thành các vấn đề về thái độ và hành vi tài chính.

16 Việc làm công phi chính thức và bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam / Trần Quang Tuyến // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 264 tháng 4 .- Tr. 55-65 .- 330

Sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2016, kết hợp với phương pháp phân tách bất bình đẳng theo nguồn thu nhâp, nghiên cứu này đã lượng hóa đóng góp của thu nhập từ viêc làm công phi chính thức tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng thu nhâp từ làm công phi chính thức làm giảm bất bình đẳng ở cả thành thị và nông thôn, cũng như ở tám vùng địa lý của Việt Nam. Tác động tương tự cũng được tìm thấy ở nguồn thu nhâp từ nông nghiệp. Trong khi đó, thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp tự làm làm gia tăng đáng kể bất bình đẳng ở tất cả các vùng. Thu nhập từ làm công chính thức làm tăng nhiều tới bất bình đẳng ở mọi vùng, ngoại từ vùng Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số hàm ý chính sách về giảm nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.

17 Bất bình đẳng thu nhập theo giới tính và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam / // .- 2018 .- Số 63 (6) .- Tr. 43-55 .- 330

Nghiên cứu về, bất bình đẳng thu nhập theo giới tính được đo lường bởi hai chỉ số khác nhau: (i) Chỉ số Gini; và (ii) Chỉ số Theil.

18 Phân tích tác động FDI đến phúc lợi xã hội: Dẫn chứng từ các quốc gia châu Á / Đinh Hồng Linh, Trần Văn Nguyện // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 248 tháng 2 .- Tr. 42-51 .- 330.124

Tập trung làm rõ tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phúc lợi xã hội tại các nước châu Á giai đoạn 1990 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bổ không đồng đều trong mối quan hệ giữa FDI và chỉ số phát triển con người (HDI) giữa các quốc gia. Trong đó, việc thu hút dòng vốn FDI cao không đảm bảo có sự tác động tích cực tới HDI của quốc gia đó. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng về mối quan hệ ngược chiều giữa FDI với tăng trưởng trong phúc lợi xã hội, được đo lường thông qua chỉ tiêu HDI. Bên cạnh đó, thu hút FDI dù có tác động tiêu cực tới chỉ số về giáo dục, chỉ số thu nhập và chỉ số y tế của nhóm các quốc gia trong khu vực, nhưng các kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

19 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi về thu nhập của người dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La / Bùi Thị Minh Hằng // .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 73-80 .- 658

Phân tích sự thay đổi về thu nhập và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thu nhập của người dân sau tái định cư thuộc dự án thủy điện Sơn La. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy và phương pháp phân tích thành phần với mẫu nghiên cứu gồm 67 hộ dân tại điểm tái định cư xã Mường Lựm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ dân gặp khó khăn trong việc phục hồi thu nhập trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, có sự khác biệt lớn giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân tại hai thời điểm này. Để giúp các hộ dân có thể phục hồi và cải thiện thu nhập trong dài hạn, ngoài các khoản đền bù và trợ cấp để duy trì cuộc sống trong giai đoạn đầu sau tái định cư, các dự án thủy điện cần quan tâm tới việc đảm bảo các điều kiện và nguồn lực sản xuất để các hộ dân có thể thích nghi và phản ứng tốt nhất trước những cơ hội mới trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình tái định cư.

20 Nâng cao thu nhập thanh niên nông thôn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa / Lê Văn Trung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 497 tháng 7 .- Tr. 36-38 .- 658

Lý luận chung về thu nhập của thanh niên nông thôn các huyện Miền núi; Thuwcj trạng nâng cao thu nhập thanh niên nông thôn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa; Giải pháp nâng cao thu nhập thanh niên nông thôn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.