CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Diễn ngôn

  • Duyệt theo:
32 Chỉ tố đánh dấu diễn ngôn trong diễn ngôn nghị luận báo chí tiếng Việt và tiếng Anh / Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Lê Yến Phượng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 3 - 8 .- 400

Căn cứ vào sự phân loại chỉ tố đánh dấu diễn ngôn như trên để phân tích 20 diễn ngôn tiếng Việt (báo Nhân dân) và 20 diễn ngôn tiếng Anh (báo New York Times) nhằm làm sáng tỏ thêm về các sử dụng các chỉ tố này

33 Lập luận nghịch hướng hiện diện không đầy đủ thành phần trong hội thoại/ / Nguyễn Thị Thu Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 45 - 49 .- 400

7 dạng lập luận nghịch hướng hiện diện không đầy đủ thành phần được xác định là: 1) Dạng vắng mặt luận cứ không có hiệu lực lập luận; 2) Dạng vắng mặt luận cứ có hiệu lực lập luận; 3) Dạng vắng mặt tất cả các luận cứ; 4) Dạng vắng mặt kết luận; 5) Dạng vắng mặt luận cứ không có hiệu lực lập luận và kết luận; 6) Dạng vắng mặt luận cứ có hiệu lực lập luận và kết luận; 7) cả luận cứ và kết luận đều vắng mặt.

34 Hai điểm bấp cập trong nghiên cứu diễn ngôn hiện nay / Lê Thời Tân // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 4 (554) .- Tr. 37 - 43 .- 400

Nêu và luận giải hai vấn đề bất cập trong nghiên cứu diễn ngôn hiện nay: Lẫn lộn các chiều lịch đại – đồng đại ở dụng ngữ nói – viết; Không chú ý phân biệt “nguyên sinh” và “thứ sinh” của dụng ngữ khi tiếp cận diễn ngôn.

35 Tinh thần giải thuộc địa trong diễn ngôn của Phạm Quỳnh / Lê Thị Vân Anh // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 41- 54 .- 800

Nêu lên sự khác biệt trong quan điểm của Phạm Quỳnh với diễn ngôn truyền thống của người Việt về lòng yêu nước cũng như tinh thần giải thuộc địa và phương cách được đề ra để thực hiện công cuộc giải thuộc địa ấy.

36 Diễn ngôn xã luận nhìn từ bình diện liên nhân ( từ một số diễn ngôn xã luận báo Nhân dân giai đoạn 1965 – 1975) / Nguyễn Thị Hồng Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 8(262) .- Tr. 26- 31 .- 400

Qua phân tích chức năng liên nhân biểu hiện qua hệ thống từ ngữ xưng hô và các thức tiêu biểu trong diễn ngôn xã ngôn báo Nhân dân, nhận thấy trong xã luận, chủ thể - cá nhân không tồn tại, chỉ có các vai xã hội và các hình thức phát ngôn nhân danh chiếm giữ vai trò chủ đạo. Điều này khiến diễn ngôn xã luận tạo ra hiệu lực xã hội mạnh mẽ, hiệu lực chỉ đạo và điều hành, nó chịu sự chi phối của sức mạnh tập thể, cộng đồng

37 Vài ghi nhận về phân tích diễn ngôn qua một số đường hướng nghiên cứu / TS. Dương Hữu Biên // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 53 – 70 .- 800

Phân tích diễn ngôn từ một số đường hướng nghiên cứu như: đường hướng nghiên cứu văn học, đường hướng triết học, đường hướng ngôn ngữ học, đường hướng nghiên cứu hội thoại.

38 Chức năng diễn ngôn của ngắt lời trong hội thoại / ThS. NCS. Phạm Hồng Vân // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 16 – 20 .- 400

Tìm hiểu sự xuất hiện của ngắt lời cũng như những chức năng và đặc tính của chúng trong giao tiếp với hai câu hỏi: Các loại ngắt lời và chức năng của chúng trong các cuộc thoại là gì? Những nhân tố nào quyết định đến sự xuất hiện của các loại ngắt lời trong cuộc thoại.

39 Phân tích diễn ngôn đa thức: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / PSG.TS. Tôn Nữ Mỹ Nhật, ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 5- 10 .- 400

Tập trung vào thể loại song thức bao gồm hình ảnh và ngôn từ. Đầu tiên, trình bày tóm tắt lý thuyết về phân tích hình ảnh của G.Kress và T.van Leewen (1996), sau đó là một số phân tích minh họa ở hai thể loại khác nhau – sách/ truyện thiếu nhi, và bản tin chính trị. Cuối cùng là một số tóm tắt về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đường hướng tiếp cận diễn ngôn tương đối mới mẻ này trong bối cảnh phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay.

40 Vấn đề người kể chuyện trong diễn ngôn truyện kể / Nguyễn Thị Thu Thủy // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 4 (246) .- Tr. 80 – 86 .- 410

Bài báo làm sáng tỏ một vài quan điểm then chốt từ đó đưa ra được một số căn cứ giúp cho việc xác định người kể chuyện trong truyện kể được rõ ràng và nhất quán.