CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Diễn ngôn

  • Duyệt theo:
21 Diễn thuyết chính trị, xã hội trong tiểu thuyết đô thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 / Nguyễn Thị Phương Thúy // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (1) .- Tr. 11-19 .- 800.01

Tìm hiểu mối quan hệ giữa chiến lược sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương như là kết quả và công cụ của nhận thức, quyền lực trong xã hội mà nó được sinh thành. Trong giai đoạn 1945-1954, tiểu thuyết ở đô thị Nam Bộ vừa là kết quả vừa là động lực góp phần tạo ra và khuếch tán các diễn ngôn chính trị, xã hội đặc trưng cho vùng đất và cho giai đoạn lịch sử này như diễn ngôn tranh đấu yêu nước, diễn ngôn cải tạo xã hội và diễn ngôn đạo lí.

22 Nghĩa của văn bản nằm ở đâu? Hay mối quan hệ giữa văn bản - tác giả - độc giả / Phạm Thị Thanh Thuỳ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 13 – 16 .- 495.92

Cung cấp một cái nhìn nhanh về những thay đổi trong lý thuyết phê bình văn học, và đề cập tới một vài thay đổi trong cách nhìn nhận của các tác giả về vấn đề này. Bài viết nhằm chứng minh rằng ý nghĩa của một văn bản không đứng một mình mà ngược lại nó có mối quan hệ mật thiết với tác giả, và độc giả.

23 Chủ thể thuộc địa và những diễn ngôn về người Pháp (Trường hợp Quốc văn giáo khoa thư, Những trò lố hay là Varenne và Phan Bội Châu, Người Đầm) / Trần Văn Toàn // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 66 - 78 .- 400

Trình bày các mục như sau: 1. Đặt vấn đề; 2. Diễn ngôn về người Pháp trong Quốc văn Giáo khoa thư; 3. Diễn ngôn về người Pháp trong Những trò lố hay là Varenne và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc; 4. Diễn ngôn về người Pháp trong Người đầm của Thạch Lam và 5. Kết luận.

24 Phương pháp biện chứng của Mác trong phân tích diễn ngôn phê bình / Diệp Quang Ban // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 5 (360) .- Tr. 3 - 17 .- 400

Đề cập ba nội dung chủ yếu: Sơ lược về Phương pháp và Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học; Về Phê bình và Phê bình luận trong Phân tích diễn ngôn phê bình và Phương pháp biện chứng của Mác trong Phân tích diễn ngôn phê bình.

25 Lí thuyết đa thanh trong phân tích diễn ngôn / Nguyễn Đức Dân // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 3 (358) .- Tr. 3-19 .- 400

Trình bày những khái niệm cơ bản về lí thuyết đa thanh trong phân tích diễn ngôn. Phân tích những cấu trúc ngôn ngữ và hiện tượng đa thanh, lý thuyết đa thanh, hàm ý và sự lập luận.

26 Ba “ hòn đá tảng’ của phân tích diễn ngôn phê bình / Diệp Quang Ban // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 12 (355) .- Tr. 17 - 26 .- 400

Bài viết đề cập đến hai nội dung: Cội nguồn của các tên gọi trong ba “hòn đá tảng”; Nội dung của ba “hòn đá tảng” này trong phân tích diễn ngôn phê bình.

27 Đường hướng tri nhận trong tiếp nhận và lĩnh hội diễn ngôn văn học / Dương Hữu Biên // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 9 (559) .- Tr. 4 - 18 .- 400

Bài viết vận dụng một số kết quả gần đây từ ngôn ngữ học tri nhận và tâm lý học tri nhận để tìm hiểu và lý giải quá trình và các cơ chế tri nhận trong việc tiếp nhận và lĩnh hội diễn ngôn văn học. Những kết quả này gắn liền với các quá trình hiểu và lĩnh hội diễn ngôn, và với những cách thức thông tin văn bản được lưu trữ trong và được phục hồi từ ký ức, trí nhớ.

28 Đặc điểm ngữ điệu nghi vấn tiếng Việt (Trường hợp phát ngôn nghi vấn có phương tiện đánh dấu cuối câu) / Đinh Thị Hằng // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 8 (351) .- Tr. 68 - 80 .- 400

Phân tích một số phát ngôn nghi vấn có phương tiện đánh dấu trong tiếng Việt, nhằm chỉ ra các đặc điểm đặc trưng (trường độ, cường độ, cao độ) của kiểu loại này trong mối tương quan với ngữ điệu của phát ngôn trần thuật.

29 Diễn ngôn – từ cấu trúc luận F. Saussure đến thuyết ngôn quyển của M. Bakhtin / Lê Thời Tân // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 10 (353 .- Tr. 61 - 67 .- 400

Trình bày nội dung về: Hai thuật ngữ kết cấu và cấu trúc trong nghiên cứu Diễn Ngôn hiện nay và Ngôn quyển đối thoại luận của M. Bakhtin.

30 Lỗi giao thoa phát âm vần mở tiếng Việt ở người nói tiếng Anh (Mỹ) / Lê Ngọc Diệp // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 92 - 96 .- 400

Đề cập đến một trong những lỗi ngữ âm thường gặp ở người Mỹ, do là lỗi phát âm vần mở tiếng Việt, dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm trình bày những lỗi phát âm vần mở điển hình, cùng nguyên nhân gây lỗi.