Kiểm tra tác động của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - Nghiên cứu trường hợp tại các nước Đông Nam Á
Tác giả: Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Trúc HươngTóm tắt:
Nghiên cứu xem xét tác động của tài chính toàn diện (financial inclusion-FI) đến chính sách tiền tệ tại các nước ASEAN. Thông qua việc kiểm tra mục tiêu ổn định giá cả của chính sách tiền tệ, yếu tố lạm phát được xem là biến đại diện cho chính sách tiền tệ tại các quốc gia này. Phương pháp PCA được sử dụng để xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường mức độ FI (FI index). Để trả lời câu hỏi nghiên cứu chính, các mô hình Pooled OLS, FEM, REM được sử dụng để phân tích và ước lượng GLS để khắc phục vấn đề phương sai thay đổi, tự tương quan của mô hình. Dữ liệu được thu thập thông qua các nguồn thứ cấp bao gồm các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (giai đoạn 2008-2016). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ FI có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền tệ. Theo đó, việc tăng cường mức độ FI sẽ làm giảm lạm phát, góp phần ổn định giá cả và phát triển kinh tế vĩ mô.
- Tác động lan toả của chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh đến thị trường chứng khoán châu Á
- Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
- Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ : phân tích thực nghiệm ở Việt Nam
- Chính sách tiền tệ góp phần hạn chế sự hình thành các doanh nghiệp zombie tại Việt Nam
- Tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ Quốc gia