CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Dân sự--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 “Quyền” trong khoa học Luật dân sự / Phạm Phúc Hoàn, Đào Minh Đức // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 33-35 .- 340

Thuở sơ khai, loài người sống tự do hoang dã theo bản năng vốn có. Để sinh tồn và phát triển, con người đã liên kết với nhau tạo nên một cộng đồng người. Qua thời gian, con người nhận ra rằng, cần phải thiết lập những luật lệ riêng, quy ước lên khuôn mẫu xử sự cho cá nhân trong cộng đồng, nhằm bảo đảm lợi ích công. Con người hy sinh sự tự do nhất định của cá nhân để đổi lấy sự bảo vệ cơ bản nhất của cộng đồng. Khi đó, pháp luật dần được hình thành. Luật lệ đó quy định quyền và trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng.

2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới một số chế định của luật dân sự / Trần Văn Biên // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.39-51 .- 346

Với công nghệ mang tính đột phá, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới liên quan tới ngành luật dân sự gây sự quan tâm, chú ý của giới luật học. Bài viết này phân tích, đánh giá sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới luật dân sự, trong đó tập trung vào một số chế định : quyền nhân dân, tài sản, hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

3 Nội dung của di chúc theo qui định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 / Hoàng Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 10(434) .- Tr.29 - 34 .- 346

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày, phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về nội dung của di chúc, đặc biệt đã chỉ ra một số hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

4 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động thực trạng và những khía cạnh pháp lý đặt ra / Trần Thị Thúy Lâm, Nguyễn Việt Hùng // Luật học .- 2022 .- Số 1 .- Tr.47 - 56 .- 346.597

Bài viết phân tích về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động, thực trạng pháp luật và những khía cạnh pháp lý đặt ra đối với những thỏa thuận này từ một số vụ việc trên thực tế; đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng khung pháp lý về thỏa thuận này từ một số vụ việc trên thực tế; đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng khung pháp lý về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam.

5 Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ / Lưu Thị Phấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.50 - 56. .- 346

Nhìn lại quá trình phát triển hệ thống pháp luật về thừa kế ở nước ta, có thể thấy, hình thức của di chúc đã được quan tâm và quy định sơ khai ngay từ những văn bản pháp luật thời kỳ phong kiến và ngày càng được hoàn thiện qua các văn bản pháp luật sau này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quy định của pháp luật về hình thức di chúc hiện hành vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt trong công tác giải quyết các tranh chấp về thừa kế, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

6 Áp dụng thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố có hay không? / Trần Minh Tuấn // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 9 .- Tr.50 - 52 .- 346

Việc có áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hay không là vấn đề chúng tôi cho rằng không mới, khá phổ biến nhưng lại phức tạp. Thực tiễn cho thấy vẫn tồn tại các quan điểm và cách xử lý trái ngược nhau trong chính các cơ quan tiến hành tố tụng, trong giới Luật sư và những người làm công tác nghiên cứu pháp luật.

7 Vai trò của luật sư trong vụ kiện dân sự / Phạm Thị Bích Hảo // Luật học .- 2021 .- Số 5 .- Tr.34 - 36 .- 346

Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi năm 2012 tại Điều 2 quy định Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). Chức năng xã hội của Luật sư là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Luật sư bảo vệ trong vụ kiện dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bình ổn xã hội. Để tìm hiểu vai trò của Luật sư trong bảo vệ vụ kiện dân sự cần tìm hiểu về nội dung tranh chấp dân sự.

8 Về việc thay đổi di chúc đã lập / Phan Thị Tuyết // .- 2021 .- Số 5 .- Tr.57 - 58. .- 346

Ông N.X.M và bà N.T.L kết hôn và có 5 người con chung. Tài sản hai ông bà tạo lập là khối nhà, đất 86m2. Năm 2016, bà N.T.L qua đời không để lại di chúc. Nhà, đất vẫn do ông M. quản lý toàn bộ chưa làm thủ tục phân chia di sản thừa kế. Tháng 5/2017, ông N.X.M lập di chúc tại phòng công chứng có nội dung định đoạt 1/2 khối tài sản kể trên (phần thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của ông), sau khi ông qua đời sẽ cho con trai út. Việc lập di chúc do con trai út ông M. tự đưa bố đến phòng công chứng không cho các anh chị biết. Bản di chúc lập xong con trai út ông M. giữ không đưa cho ông M. Sau khi có bản di chúc trong tay, con trai út ông M. mặc nhiên cho rằng phần tài sản coi như thuộc về mình nên bắt đầu thay đổi thái độ ứng xử, không hiếu kính chăm sóc bố như trước, coi thường các anh chị, không quan tâm đến công việc chung trong gia đình. Thái độ ngang ngược của con trai út khiến ông M. suy nghĩ rất nhiều và cho rằng cách cư xử thiên vị của mình khiến các con bất hòa. Ông M. muốn thay đổi di chúc đã lập năm 2017, theo đó 1/2 khối tài sản ông không cho một mình con trai út nữa mà sẽ chia đều năm phần bằng nhau cho cả 5 người con. Khó khăn là anh con trai út luôn tránh mặt bố và các anh chị. Anh này giấu bản di chúc không đưa ra dù ông M. đã yêu cầu, nên ông M. vô cùng hoang mang. Ông không biết di chúc đã lập tại phòng công chứng có thể sửa lại nội dung theo mong muốn của ông nữa hay không?.

9 Vướng mắc trong thực tiễn xét xử vụ, việc dân sự có đương sự bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi / Trần Thị Hoa // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 3 – 6 .- 340

Chủ thể là cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập là một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Vì một lý do nào đó, khi chủ thể tham gia giao dịch không đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch muốn xác lập phải được thực hiện thông qua người đại diện giám hộ. Để thực hiện được giao dịch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đòi hỏi chủ thể tham gia giao dịch phải thực hiện thủ tục tố tụng tại Toà án yêu cầu tuyên bố chủ thể tham gia giao dịch bị mất, hạn chế hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn có nhiều vướng mắc trong áp dụng pháp luật đối với các trường hợp không có sự thiện chí, hợp tác với toà án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác khi tham gia giao dịch dân sự.

10 Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của bộ luật dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ / Nguyễn Ngọc Điện, Đỗ Thị Bông // .- 2019 .- Số 20 .- Tr. 42-48 .- 346

Bộ luật Dân sự năm 2015 bao hàm những quy định khá đầy đủ về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hướng tập trung tháo gỡ những vướng mắc được ghi nhận từ thực tiễn. Tuy nhiên để bảo đảm cho các quy định trong bộ luật dân sự năm 2015 về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng trên thực tiễn, đòi hỏi bộ luật dân sự năm 2015 cần được cụ thể hóa bằng một văn bản hướng dẫn thi hành.