Vướng mắc trong thực tiễn xét xử vụ, việc dân sự có đương sự bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Tác giả: Trần Thị HoaTóm tắt:
Chủ thể là cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập là một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Vì một lý do nào đó, khi chủ thể tham gia giao dịch không đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch muốn xác lập phải được thực hiện thông qua người đại diện giám hộ. Để thực hiện được giao dịch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đòi hỏi chủ thể tham gia giao dịch phải thực hiện thủ tục tố tụng tại Toà án yêu cầu tuyên bố chủ thể tham gia giao dịch bị mất, hạn chế hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn có nhiều vướng mắc trong áp dụng pháp luật đối với các trường hợp không có sự thiện chí, hợp tác với toà án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác khi tham gia giao dịch dân sự.
- “Quyền” trong khoa học Luật dân sự
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới một số chế định của luật dân sự
- Nội dung của di chúc theo qui định của Bộ Luật Dân sự năm 2015
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động thực trạng và những khía cạnh pháp lý đặt ra
- Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ